TỔNG QUAN NƯỚC CANADA

Đi ra nước ngoài trải nghiệm, học tập và làm việc luôn là nỗi khát khao và là niềm mơ ước của rất nhiều bạn trẻ. Trong những quốc gia được đông đảo học sinh – sinh viên Việt Nam lựa chọn, Canada là điểm đến đầy hứa hẹn. Thông qua bài viết này, IDC Việt Nam hy vọng sẽ cung cấp cho bạn nhiều những thông tin bổ ích về đất nước vốn được biết đến với tên gọi là “xứ sở của cây phong”.

Tên gọi: Canada, có nguồn gốc từ chữ “kanata” – nghĩa là “ngôi làng”, “nơi ở” – được bộ tộc bản địa Huron – Iroquois sử dụng để chỉ làng Stadacona (hiện nay thuộc Québec).
Diện tích: 9.984.670 km2 , đứng hàng thứ 2 trên thế giới, sau Liên bang Nga.
Thủ đô: Ottawa.
Dân số: 34.818.867 người (tính đến tháng 6/2012).
Chính phủ: Dân chủ nghị viện liên bang dựa trên chế độ quân chủ lập hiến.
Ngôn ngữ chính: Tiếng Anh và tiếng Pháp.
Tôn giáo: Công giáo, Tin lành, Do Thái giáo, Islam giáo…
Tiền tệ: Đô la Canada (CAD).
Thành phố lớn nhất là Toronto, sau đó là Montreal, Vancouver và Ottawa.

Vị trí địa lý:
Canada là một đất nước nằm ở khu vực Bắc Mỹ, phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, phía Nam giáp Hoa Kỳ, phía Đông giáp Đại Tây Dương và phía Tây giáp Thái Bình Dương, lãnh thổ trải dài trên 6 múi giờ. Canada cũng là quốc gia có đường bờ biển dài nhất thế giới. Đất nước chia làm 10 tỉnh bang (British Columbia, Alberta, Saskatchewan, Manitoba, Ontario, Quebec, New Brunswick, Đảo Hoàng Tử Edward, Nova Scotia, Newfoundland và Labrador) và 3 vùng lãnh thổ (Yukon, Northwest Territories và Nunavut).

Thiên nhiên – Khí hậu:

Mọi người thường nghĩ Canada là một đất nước lạnh giá có tuyết phủ phần lớn lãnh thổ, điều này không đúng. Thật ra Canada có đủ 4 mùa xuân – hạ – thu – đông. Khí hậu ở vùng cực bắc rất khắc nghiệt, mặt đất hầu như đóng băng quanh năm nên không có người sinh sống. Dân cư tập trung đông quanh phía Nam – khu vực giáp Mỹ. Ở đây, mùa đông ít khắc nghiệt hơn so với phía Bắc do ảnh hưởng của nhóm Ngũ Đại Hồ (bao gồm Hồ Superior, Hồ Michigan, Hồ Huron, Hồ Erie và Hồ Ontario). Mùa hè ở miền Nam kéo dài, độ ẩm cao.
Diện tích rộng lớn của Canada đã ảnh hưởng rất nhiều đến cảnh sắc thiên nhiên của đất nước, tạo nên những phong cảnh tự nhiên đẹp đẽ và đa dạng: những ngọn núi đá hùng vĩ, những cánh đồng thảo nguyên mênh mông vô tận, những thác nước huyền ảo, diệu kỳ…

Con người
Canada là một đất nước đa dân tộc, đa văn hoá. Dân cư mang nhiều nguồn gốc khác nhau như dân cư bản địa, gốc châu Âu, châu Á và mọi miền trên thế giới. Văn hoá bản địa xen lẫn văn hoá của dân nhập cư đã tạo nên những nét đặc trưng cho vùng đất thuộc Bắc Mỹ này. Năm 1971, Canada là quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành chính sách đa văn hoá. Ở Canada, các lễ hội truyền thống diễn ra quanh năm, mang đậm màu sắc văn hoá.


CÁC CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ CANADA DÀNH CHO SINH VIÊN QUỐC TẾ

Những quy định mới dành cho sinh viên quốc tế đang theo học tại Canada đã được ban hành và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/06/2014. Những chính sách mới này nhằm tăng thêm cơ hội học tập và làm việc cho sinh viên đồng thời đảm bảo chất lượng đào tạo cao của các trường, giảm thiểu những trường hợp giả mạo hoặc không theo học đúng chương trình. Các thay đổi cụ thể như sau:

Quy định cũ Quy định áp dụng từ 1/06/2014
Khi xin Giấy phép học tập (Study Permit), đương đơn phải chứng tỏ ý định tiếp tục việc học của mình tại Canada Đương đơn PHẢI làm thủ tục đăng ký khóa học và phải tiếp tục việc học của mình tại Canada. Nếu không sẽ bị trục xuất khỏi Canada.
Đương đơn có thể xin Study Permit để theo học tại bất cứ cơ sở giáo dục nào tại Canada. Study Permit chỉ được cấp cho đương đơn theo học tại một cơ sở giáo dục được cấp phép tuyển sinh quốc tế.
Sinh viên khi theo học tại cơ sở giáo dục công lập cũng như dân lập PHẢI xin Giấy phép làm việc ngoài trường học nếu muốn làm thêm ngoài khuôn viên trường học dạng bán thời gian 20 giờ một tuần và toàn thời gian vào kỳ nghỉ. Sinh viên được cấp Study Permit sẽ đương nhiên được phép làm thêm ngoài khuôn viên trường học 20 giờ một tuần và toàn thời gian vào kỳ nghỉ mà không cần xin thêm Giấy phép làm việc. Sinh viên phải theo học khóa học từ 6 tháng trở lên mới được phép đi làm.
Bất kỳ sinh viên quốc tế nào cũng có thể xin Co-Op Work Permit nếu chương trình Co-op nằm trong khóa học của mình. Chỉ những sinh viên quốc tế theo học tại những cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học Hoặc tại một cơ sở đươc chỉ định mới có thể xin Co-Op Work Permit nếu Chương trình Co-Op nằm trong khóa học của mình.
Người giữ Visa Du lịch không thể xin Study Permit tại Canada. Người giữ Visa du lịch có thể xin Study Permit ngay tại Canada nếu đang ở bậc Mẫu giáo, tiểu học, trung học; hay theo học chương trình trao đổi, Hoặc đang theo học khóa học ngắn hạn; hoặc vừa hoàn thành khóa học để được chấp nhận vào một trường nào đó.
Sinh viên quốc tế vừa hoàn thành khóa học mà thời hạn Study Permit vẫn còn hiệu lực thì vẫn có thể ở lại Canada một cách hợp pháp cho đến khi Study Permit hết hạn. Study Permit sẽ không còn hiệu lực sau 90 ngày kể từ khi khóa học kết thúc trừ khi sinh viên xin được Giấy phép làm việc hoặc Quyết định cho phép ở lại Canada.
Sinh viên quốc tế không được phép đi làm sau khi hoàn thành khóa học và đang trong thời gian xin Giấy phép làm việc Post-Graduation Work Permit Sinh viên quốc tế tốt nghiệp xong sẽ được phép làm việc toàn thời gian sau khi họ kết thúc khóa học và trong khi chờ cấp Giấy phép Làm việc Post-Graduation Work Permit.

Nguồn: Cục Nhập cảnh và Công dân vụ Canada


CƠ HỘI VIỆC LÀM

Chính phủ Canada rất tạo điều kiện cho các du học sinh khi đến học tập tại đây có thể hoà nhập cuộc sống cũng như đóng góp một phần công sức, tri thức của mình cho đất nước này, vì thế đã có những chính sách cụ thể về làm việc cho sinh viên.

Sinh viên chính khoá taị trường công lập có thể làm việc ngay tại trường đang học nếu trường có xưởng sản xuất. Nếu là trường tư thục thì phải là những trường được thành lập và hoạt động theo điều lệ của Chính phủ, hàng năm đóng góp vào Ngân sách nhà nước 50% lợi nhuận. Hoặc các trường tư thục do Chính quyền địa phương thành lập.

Chính phủ Canada cũng có “Chương trình làm thêm” chính thống dành cho các học sinh, sinh viên nước ngoài làm việc trong thời gian học tập tại Canada. Để được tham gia vào chương trình này, học sinh viên viên phải xin “Giấy phép làm việc”. Giấy phép sẽ cho phép bạn làm việc đến 20 giờ một tuần trong học kỳ còn vào các kỳ nghỉ Hè, nghỉ Đông, Xuân và Lễ hội, có thể làm việc toàn thời gian.

Với các học sinh, sinh viên không đảm bảo thời gian, công việc học tập hoặc kết quả học không tốt, sẽ phải trả lại giấy phép làm việc cho Chính quyền địa phương.

Sau khi học xong hoặc đã tốt nghiệp, nếu học sinh, sinh viên nào muốn ở lại Canada để làm việc hoặc thực tập thêm một thời gian, thì xin cấp “Giấy phép làm việc” theo “Chương trình làm việc sau tốt nghiệp” của Chính phủ.

Chương trình này cho phép sinh viên quốc tế của tất cả các trường được ở lại làm trong thời gian một đến 3 năm. Thời hạn của giấy phép làm việc theo “Chương trình làm việc sau tốt nghiệp” này không thể dài hơn thời gian bạn đã theo học tại Canada.


CƠ HỘI ĐỊNH CƯ

Để thúc đẩy kinh tế phát triển tốt hơn, tận dụng nguồn tài nguyên và các các tiềm năng sẵn có khác, một số tỉnh, bang Canada có những chính sách cực kỳ ưu đãi với các du học sinh, khuyến khích du học sinh ở lại sống và làm việc tại đây.

Chương trình Provincial Nominee Program (PNP) là chương trình định cư cho sinh viên quốc tế sau khi học xong . Tại Tỉnh bang Manitoba, sinh viên sẽ được đăng ký xin định cư ngay sau khi tốt nghiệp cao đẳng, đại học, kể cả khi chưa tìm được việc làm (theo luật cũ thì trước đây sinh viên quốc tế chỉ được đăng ký xin định cư sau khi đã có việc làm được ít nhất là sáu tháng tại bang Manitoba).

Theo chính sách mới, từ 1/1/2011, các sinh viên quốc tế theo học và tốt nghiệp các chương trình Cao đẳng, Đại học dạng thông thường (2 năm cao đẳng, 4 năm đại học, 1-2 năm thạc sĩ, 3-5 năm nghiên cứu sinh) hoặc chương trình “fast track” (liên thông & tiết giảm thời gian học) lên đại học đều có cùng quyền lợi như trên.

Cũng ở bang Manitoba, Canada, các chi phí cho việc học Cao đẳng, Đại học mà sinh viên đã trả cho trường sẽ được hoàn lại dần qua các năm sống và làm việc có trả thuế tại Manitoba (sau khi đã được định cư). Mức hoàn trả học phí này tối đa là 60% tổng học phí mà sinh viên đã đóng cho trường. Việc hoàn phí này không ảnh hưởng đến các quyền lợi khác khi sống và làm việc tại Canada…


CUỘC SỐNG DU HỌC SINH QUỐC TẾ TẠI CANADA

Về đồ ăn: Ở Canada, có rất nhiều đồ ăn gắn liền với các nền văn hoá khác nhau. Các thành phố lớn sẽ có nhiều lựa chọn hơn về các nhà hàng với các đồ ăn từ các nước khác nhau. Có rất nhiều nhà hàng Việt Nam tại khu người Trung Quốc nên bạn không phải lo lắng nếu không quen đồ ăn Canada!

Về phương tiện đi lại: Các bạn không phải lo lắng quá nhiều vì phương tiện đi lại ở Canada vô cùng tiện lợi. Nơi đây lúc nào cũng có bus và skytrain, chỉ cần có 1 bản lịch trình xe chạy qua các tuyến đường là bạn có thể thoải mái di chuyển trong thành phố. Khi bị lạc bạn có thể hỏi những người dân bản địa, họ sẽ vui vẻ giúp đỡ hoặc bạn có thể lấy bản đồ ở các trạm skytrain cũng như trong thư viện.

Về trang phục: Những trang phục ấm áp là điều rất cần thiết: đội mũ che kín đầu, găng tay, mang boots cao, quấn khăn choàng cổ để tránh các bệnh về hô hấp. Bạn không nên mang quá nhiều áo rét từ Việt Nam sang vì quần áo rét được bán với giá phải chăng và mẫu mã khá đẹp ở đây. Vào những ngày hè, bạn có thể diện những trang phục năng động và mát mẻ hơn.

Dịch vụ hỗ trợ sinh viên: Tất cả các cơ sở giáo dục sau phổ thông đều có một nhân viên phụ trách việc hỗ trợ các sinh viên nước ngoài, được gọi là Cán bộ tư vấn cho sinh viên nước ngoài tại Phòng Dịch vụ sinh viên. Hầu hết các trường trung học đều áp dụng một mức phí cho các sinh viên quốc tế để sử dụng dịch vụ của nhân viên tư vấn quốc tế hoặc một cố vấn tương đương. Lời khuyên cho các teen du học là bạn nên đến làm quen với nhân viên tư vấn này ngay khi tới trường.

Ngoài ra, tại trường cũng có các cán bộ tư vấn học tập, cố vấn học tập là những người có thể giúp bạn lựa chọn những môn học nhằm đạt được các mục tiêu học tập. Các bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ ngay từ sớm chứ đừng đợi đến lúc sự việc nghiêm trọng rồi mới cuống cuồng đi tìm nhé! Các bạn có thể tham khảo một số chi phí về học tập và sinh hoạt tại đây:

CHI PHÍ HỌC TẬP VÀ SINH HOẠT:
Khóa học Anh văn: CAD 1,000 – 1,400/tháng
Trung học : CAD 17,000 – 25,000/năm
Cao Đẳng: CAD 8,500 – 14,000/năm
Đại Học, sau Đại Học: CAD 16,000 – 25,000/năm
Homestay: CAD 700 – CAD 1,200/tháng
Ký túc xá: CAD 3,500 –  10,800/năm
Bảo hiểm: CAD 800/năm
Sách vở: CAD 400 – 1,300/năm học

Cuộc sống trong lành nhưng không kém phần năng động, cùng một nền giáo dục tiên tiến với chi phí phải chăng luôn là điểm thu hút các bạn học sinh sinh viên đến Canada để du học.


HỆ THỐNG GIÁO DỤC TẠI CANADA

Theo hiến pháp Canada, giáo dục thuộc trách nhiệm của chính quyền các tỉnh (bang). Do đó, không có một hệ thống đồng nhất các quy định về giáo dục. Tuy nhiên nhìn chung cũng không có sự khác biệt lớn về cách tổ chức trường lớp hay thời gian học các cấp.

Hệ thống giáo dục Canada bao gồm các trường công lập và tư thục từ mẫu giáo đến cao đẳng. Ở cấp đại học, hầu hết các trường đều là công lập. Vì thế chất lượng giáo dục trên khắp đất nước đều ngang bằng nhau.

Nhìn chung, năm học bắt đầu từ tháng 9 tới tháng 6. Học sinh vào lớp 1 lúc 6 tuổi. Các trường tiểu học dạy từ lớp 1 đến lớp 6. Các trường trung học bao gồm từ lớp 7 đến lớp 11, 12, hoặc 13 tùy theo tỉnh. Từ đây học sinh có thể theo học cao đẳng , Cé gep (Cao đẳng phổ thông chuyên nghiệp) hay đại học. Cé gep dạy hai năm phổ thông hoặc đào tạo nghề trong 3 năm giữa bậc trung học và đại học. Chỉ riêng tỉnh Quebec có hệ thống Cé gep này. Tại các tỉnh nói tiếng Anh của Canada, các trường cao đẳng được biết đến dưới nhiều thứ tên gọi khác nhau: cao đẳng cộng đồng (community college), học viện kỹ thuật (technical institutes), cao đẳng đại học (University College),.vv

TRUNG HỌC (SECONDARY SCHOOL)

Có nhiều trường trung học công lập và tư thục ở Canada. Tại các trường này, học sinh có thể lựa chọn một chương trình kết hợp văn hóa và tiếng Anh. Phần đông các trường đại học không đòi hỏi khả năng ngoại ngữ của du học sinh, miễn là du học sinh có điểm học văn hóa tốt. Khi bắt đầu vào trường du học sinh sẽ được thi trắc nghiệm sinh ngữ để trường xác định xem có cần cho du học thêm sinh ngữ ngoài các môn học văn hóa không.

  • Trung Học Tư Thục (Private Secondary School)

Các trường trung học tư thục có mặt ở khắp các tỉnh. Nhiều nhà lãnh đạo chính trị và kinh doanh nổi tiếng của Canada đã tốt nghiệp từ các trường tư thục này. Tất cả các trường tư thục đều phải đăng ký với Bộ Giáo Dục tỉnh hay lãnh thổ của họ và phải đáp ứng các tiêu chuẩn về giáo trình và các tiêu chuẩn khác do các bộ liên quan quy định. Phụ huynh học sinh có thể chọn trường dành riêng cho nam, dành riêng cho nữ hoặc cả nam và nữ cho con em mình. Nhiều trường tư thục có chương trình nội trú (boarding) toàn diện, bảo đảm cho phụ huynh yên tâm trong thời gian con em mình du học. Nhiều trường khác chỉ có chương trình ban ngày và một số trường có cả hai loại chương trình này.

  • Trung Học Công Lập (Public Secondary School)

Nhiều trường công lập Canada hiện nay đã thu nhận học sinh quốc tế và khuynh hướng này ngày càng phát triển. Trường công lập được quản lý ở cấp đại phương do các Hội Đồng Giáo Dục (School Board) được bầu ra. Các chính sách về việc nhận học sinh quốc tế và thu học phí khác nhau tùy theo tỉnh. Một số trường trung học cũng có chương trình chứng chỉ quốc tế (International Baccalaureat – IB). IB được công nhận ở khắp Bắc Mỹ, tương đương với năm thứ nhất đại học. Học sinh đạt điểm cao trong các môn học Ib thường sẽ được các đại học công nhận khi chuyển lên đại học.

CAO ĐẲNG (COLLEGE)

Có 175 cơ sở giáo dục sau trung học là thành viên của Hiệp Hội Các Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Canada (ACCC). Các trường cao đẳng này được biết đến qua một loạt danh hiệu như: cao đẳng cộng đồng, học viện kỹ thuật, cao đẳng đại học và Cé gep. Tất cả các cơ sở giáo dục này là đáp ứng nhu cầu của các ngành kinh doanh, công nghiệp, dịch vụ công cộng và đáp ứng nhu cầu học tập của các học sinh tốt nghiệp phổ thông có định hướng nghề nghiệp, các sinh viên tốt nghiệp đại học đang tìm kiếm việc làm cũng như yêu cầu học tập thường xuyên của người lớn tuổi.

Trong thực tế có rất nhiều sinh viên đã tốt nghiệp đại học theo học cao đẳng để hoàn thành kỹ năng chuyên môn của mình. Nhìn chung, các trường cao đẳng có giáo trình giảng dạy chuyên sâu về nghề nghiệp nhiều hơn là các đại học, với các lớp học sĩ số nhỏ, có các khóa học thực tập bên ngoài trường, không gian lớp học và phòng lab thông thoáng, cách giảng dạy tác động qua lại và luôn có nhiều cấp độ nhập học khác nhau từ các ngành kỹ thuật cho đến các ngành nghệ thuật sáng tạo.

Các trường cao đẳng là các trung tâm đào tạo xuất sắc về nhiều lĩnh vực như công nghệ thông tin, quặng mỏ, môi trường, khách sạn và du lịch. Các chương trình học toàn thời gian và bán thời gian khác bao gồm y tế, kinh doanh, nâng cao trình độ văn hóa, nghệ thuật ứng dụng, dịch vụ xã hội, …Trường cao đẳng là cơ sở giáo dục năng động, thường xuyên thay đổi để đáp ứng nhu cầu kinh tế và xã hội của cộng đồng.

  • Cao Đẳng Đại Học (University College)

Trường cao đẳng đại học như tên gọi của nó là sự kết hợp giữa trường cao đẳng và đại học Canada. Học sinh theo học có thể chọn một trong hai hướng: theo một chương trình văn hóa trong hai năm sau đó chuyển tiếp lên đại học, hoặc học 2-3 năm rồi tốt nghiệp với một bằng cấp chuyên môn. Các trường cao đẳng đại học thường thiết lập với một số trường đại học trong vùng để kết hợp chương trình chuyển tiếp của mình. Tại đây sinh viên sẽ học tiếp nối 2 năm cuối của chương trình đại học 4 năm.

  • Cao Đẳng Cộng Đồng (Community College)

Cao đẳng cộng đồng là loại trường phổ biến ở Canada có các chương trình đào tạo nghề chuyên môn từ 1 đến 3 năm (bao gồm cả thời gian thực tập). Một vài trường cao đẳng cộng đồng dạy nghề còn có chương trình chuyển tiếp đại học, cho phép học sinh theo học các khóa học tương đương với hai năm đầu của chương trình đại học 4 năm. Sau đó, học sinh tiếp tục học 2 năm cuối tại trường đại học để hoàn tất chương trình đại học.

  • Các Chương Trình Chuyển Tiếp Đại Học (University Transfer Program)

Học sinh muốn lấy bằng đại học có thể hoàn thành hai năm học đầu tiên tại trường cao đẳng cộng đồng hoặc trường cao đẳng đại học và nhận các tín chỉ (credit). Hầu hết các tín chỉ này đều có thể chuyển tiếp lên các trường đại học như năm thứ nhất và thứ hai của đại học. . Tuy nhiên học sinh phải kiểm tra kỹ khi chọn các khóa học cho phù hợp với ngành dự định theo học ở đại học. Mặt khác hoàn thành chương trình chuyển tiếp đại học không có nghĩa là tự động được nhận vào học chương trình đại học, học sinh cụng cần phải đáp ứng các điều kiện nhập học của đại học liên hệ.

Riêng ở tỉnh Quebec, học sinh quốc tế có thể theo học một trường cao đẳng gọi là Cé gep. Đối với học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông, Cé gep có các chương trình chuyển tiếp hai năm lên đại học hoặc các chương trình chuyển tiếp kỹ thuật ba năm để đi làm.

  • Trường Cao Đẳng Nghề (Technical Institute/Career College)

Là cơ sở giáo dục tư nhân có các giáo trình cung cấp cho học sinh những kỹ năng thực tiễn cho thị trường việc làm sau một thời gian đào tạo ngắn. Các học sinh muốn tìm các chương trình đào tạo ngắn hạn trong các nghề như điện ảnh, tin học, internet, thiết kế đồ họa, du lịch khách sạn,..có thể xin theo học các trường cao đẳng dạy nghề. Mặc dù do tư nhân làm chủ, các trường này do tỉnh quy định và công nhận để đảm bảo các tiêu chuẩn về chương trình học và chất lượng luôn được duy trì.

ĐẠI HỌC (UNIVERSITY)

Canada có trên 95 trường đại học nổi tiếng thế giới về chất lượng giảng dạy và nghiên cứu. Vì thế , bằng cấp của Canada được công nhận trên khắp thế giới.

Các trường đại học Canada được nhà nước tài trợ trên quy mô lớn và đều có chất lượng cao, không phân biệt đại điểm hay ngành học, số lượng sinh viên học toàn thời gian tại mỗi trường từ 1.000 cho đến trên 35.000. Các trường này có nhiều loại hình đào tạo và cấp đủ loại văn bằng từ cử nhân, kỹ sư cho đến tiến sĩ, kể cả chứng chỉ và diploma chuyên môn. Học phí tùy thuộc vào mỗi tỉnh, mỗi trường và mỗi chương trình học. Năm học ở đại học thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 5. Một số trường theo hệ thống 2 hoặc 3 học kỳ kể cả mùa hè. Ở Canada không có thi tuyển sinh đại học chung mà chỉ xét tuyển. Mỗi trường đề ra tiêu chuẩn nhập học riêng và xét hồ sơ theo từng trường hợp cụ thể.

TRƯỜNG NGOẠI NGỮ (LANGUAGE SCHOOL)

Canada có hai ngôn ngữ chính thức, có nghĩa là học sinh quốc tế có thể đến Canada để học tập bằng tiếng Anh (ESL) hoặc bằng tiếng Pháp như là sinh ngữ hai (FSL). Nhiều người chọn học bằng tiếng Anh ở Canada do có nhiều trường dạy tiếng Anh xuất sắc và do giọng Canada trung hòa dễ nghe. Nhiều năm qua, Canada đã phát triển chuyên môn rất cao trong giảng dạy tiếng Anh do có nhiều dân nhập cư muốn nâng cao kỹ năng tiếng Anh của họ

Học sinh quốc tế có thể theo học tiếng Anh phổ thông, thương mại hoặc cho mục đích riêng. Ngoài ra học sinh cũng có thể được đào tạo để giảng dạy môn tiếng Anh. Nói chung các trường tư thục dạy tiếng Anh đều linh động về học kỳ, chương trình và lịch nhập học theo yêu cầu hơn các trung tâm sinh ngữ của đại học và cao đẳng. Hầu hết các trường dạy tiếng Pháp đều ở tỉnh Quebec. Tương tự như các chương trình dạy tiếng Anh, học sinh có thể theo học chương trình tiếng Pháp vào bất cứ lúc nào. Riêng các du học sinh ghi danh chương trình tiếng Pháp hoặc tiếng Anh trong thời gian 6 tháng trở lại có thể học ở Canada bằng visa du lịch.


HỌC BỔNG VÀ TRỢ CẤP TÀI CHÍNH (SCHOLARSHIP, AWARD, GRANT)

Canada cũng có chính sách tặng học bổng, giải thưởng hay cho sinh viên vay tiền để học, nhưng chủ yếu dành cho sinh viên Canada hay thường trú nhân (permanent resident). Các khoản hỗ trợ này hiếm khi đủ để trang trải toàn bộ chi phí học tập và sinh viên thường vẫn phải đi làm thêm để bù đắp chi phí sinh hoạt. Học bổng dành cho học sinh quốc tế cũng có tại một số trường Canada, phần lớn là các trường đại học dành cho những học sinh có học lực xuất sắc. Nhiều tổ chức của Canada cũng trao tặng học bổng cho du học sinh, nghiên cứu sinh quốc tế nhưng những học bổng này thường dành cho các sinh viên sau đại học và các vị giáo sư đang học tập hoặc nghiên cứu đề tài đặc biệt.

Trong vài năm gần đây, một số trường đại học Canada cũng có học bổng dành cho sinh viên Việt Nam theo học trong năm đầu tiên (entrance scholarship). Học bổng Canada cũng được cấp thông qua một số hiệp định song phương giữa Canada, tỉnh Quebec, tổ chức Pháp ngữ và chính phủ Việt Nam. Du học sinh có thể tìm hiểu bằng cách liên hệ với Bộ Giáo Dục Đào Tạo, Đại Sứ Quán, Lãnh Sự Quán Canada tại Việt Nam


CHƯƠNG TRÌNH CAREER COOP TẠI CANADA

Với hệ thống những trường có tiếng và chất lượng đào tạo tốt, IDC Việt Nam phối hợp cùng tổ chức Tamwood đề ra chương trình Career Co-op Canada nhằm đào tạo và cung cấp việc làm cho các ứng viên quốc tế muốn cải thiện và củng cố kỹ năng kinh doanh, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng phục vụ khách hàng. Điểm đặc biệt của chương trình này là sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức thực tế trong lĩnh vực Hospitality và ứng dụng thực tiễn sau 6 tháng học tập. Trong quá trình đi học, sinh viên được phép làm thêm 20 giờ/tuần để trang trải cuộc sống và các chi phí khác, hoặc sau khi hoàn tất 6 tháng học tập, sinh viên sẽ đi làm chính thức. Ngoài việc được thực hành và tích lũy kinh nghiệm làm việc thì sinh viên còn được trả lương như một nhân viên của công ty, vì thế nhiều sinh viên sau vài tháng đi làm có thể hoàn lại toàn bộ tiền phí ban đầu bỏ ra khi sang Canada. Quả thực, chương trình Career Co-op Canada là cơ hội “học việc miễn phí” theo nhận xét của nhiều sinh viên Việt Nam.
Bên cạnh đó, Tamwood có sự liên kết mạnh mẽ với GO International – một tổ chức uy tín được Lãnh sự quán Canada cho phép cấp việc làm nhiều nhất cho sinh viên trong ngành công nghiệp Du lịch – Nhà hàng khách sạn. Với Go International, các bạn sinh viên sẽ không phải lo lắng trong vấn đề tìm việc tại Canada sau khi học xong.

Điều kiện tham gia:
o    Ứng viên là sinh viên trở lên.
o    Độ tuổi: 18 – 27
o    Trình độ Anh văn: tối thiểu CEFR B1, LPI 3.5, TOEIC 650, IELTS 5.0, TOEFL 500 PBT, 170 CBT hoặc 65 iBT hoặc đạt trình độ Tamwood’s College cấp độ 5.
Nội dung chương trình:
o    50% thời gian học nghề, 50% thời gian làm việc.
o    Thời gian tham gia chương trình 48 tuần tại Canada (600 giờ học + 600 giờ thực tập).
o    Ứng viên tham gia tổng cộng 24 tuần học, bao gồm: 6 modules (mỗi chương trình kéo dài trong 4 tuần).

Các khóa học bao gồm

Môn học Số tuần Số giờ học
Canada, Culture and Work 4 100h
Customer Service, Sales and Marketing 4 100h
Travel, Tourism 4 100h
 

Hospitality

4 100h
Food and Beverage 4 100h
The Kitchen 4 100h

Sau khi hoàn thành 600 giờ học, ứng viên có thể chọn thực tập để nâng cao kĩ năng bằng cách lựa chọn 1 trong 2 hình thức sau:
o    Standard Service: sinh viên tự tìm kiếm công việc sau khi học xong khóa học.
o    Premium Service: tổ chức sắp xếp công việc cho ứng viên.
***Các khóa học của chương trình Career Co-op Canada có lịch khai giảng thường xuyên vào mỗi tháng. Bạn có thể đăng ký tham gia chương trình ở bất cứ thời gian nào.

Chi phí tham gia chương trình ước tính khoảng CAD 10.000$ – 15.000$.

CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP CÁC VĂN BẰNG ĐẠT ĐƯỢC
•    Food and Beverage servers/ Assistant/ Office
•    Hospitality
•    Front Desk Reception
•    Catering Server
•    Events consultant
•    Tourism, tour guide
•    Room Attendant
•    Customer Service
•    College Diploma
•    AHLA Certificate  ( American Hotel and  Lodging Association )
•    Food-Safe Certificate
•    Serving It Right Certificate

Với phương châm “Uy tín, Chuyên nghiệp và Hiệu quả”, IDC Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho thế hệ trẻ Việt Nam có cơ hội giao lưu, học tập, nâng cao kỹ năng và phát triển năng lực bản thân trong môi trường quốc tế chuyên nghiệp. Tiếp nối thành công từ những năm trước, năm nay IDC Việt Nam tiếp tục thực hiện chương trình Career Co-op Canada dành cho các bạn học sinh, sinh viên mong muốn học tập và làm việc tại “xứ sở lá phong đỏ”.


CÁC ĐIỂM CHÍNH TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC CANADA

Hệ thống giáo dục của Canada do chính quyền từng địa phương quy định, thông qua Bộ Giáo dục cấp tỉnh và vùng lãnh thổ. Thông thường, các Bộ Giáo dục quản lý các cơ quan nhỏ hơn được gọi là  “Ban giáo dục” (Boards of Education) hoặc “Ban trường học khu vực” (District School Boards). “Ban giáo dục” hoặc “Ban trường học khu vực” có nhiệm vụ giám sát các trường học trong khu vực của họ.
Mặc dù nhiều hệ thống giáo dục khác nhau, những điểm khái quát dưới đây thường đúng, không kể bạn học ở tỉnh hoặc vùng lãnh thổ nào:

  • Phần lớn trẻ em Canada học tại các trường công lập Chính phủ
  • Một số học sinh cũng học tại các trường tư thục.
  • Cả trường công lập lẫn tư thục tại Canada phải tuân theo hướng dẫn của chính quyền về chương trình giảng dạy cho học sinh.
  • Mặc dù không phổ biến, một số trẻ em có thể tự học ở nhà theo hướng dẫn của cha mẹ hoặc gia sư.
  • Thông thường, trẻ em học ở trường nào là dựa vào nơi chúng cư trú.
  • Trong hệ thống trường công lập, trẻ em phải học tại các trường nằm trong khu vực cư trú của mình, trừ phi được miễn.
  • Trẻ học tại các trường tư thục có thể đến từ bất cứ nơi nào tại Canada hoặc ở nước ngoài.
  • Các cấu trúc cơ bản trong hệ thống giáo dục cấp tỉnh và vùng lãnh thổ ở Canada là tương tự nhau: Mỗi nơi có ba bậc: tiểu học, trung học và sau trung học- tuy vậy, các cấp học bắt đầu và kết thúc của từng bậc khác nhau tại mỗi địa phương.
  • Tất cả áp dụng miễn phí học tiểu học và trung học trong suốt 12 năm ( riêng Quebec là 11 năm). Giáo dục là bắt buộc cho lứa tuổi từ 15-16 trở xuống. Tại Manitoba, giáo dục bắt buộc cho lứa tuổi từ 17 trở xuống, còn tại New Brunswick là từ 18 tuổi trở xuống hoặc tốt nghiệp trung học phổ thông.
  • Giáo dục sau trung học do các trường công lập hoặc tư thục đảm nhiệm. Các trường này có thể được Chính phủ “ghi nhận”, “cho đăng ký” hoặc “cấp phép”, hoặc không bị điều chỉnh theo bất cứ chiều hướng nào.
  • Các trường đào tạo sau trung học sẽ cấp bằng, chứng chỉ, chứng nhận, và xác nhận tùy  thuộc tính chất, thời gian các chương trình đào tạo của trường.
  • Một số điểm giống nhau giữa các chương trình giáo dục ở Canada:
  • Các bằng cấp đại học được cấp theo 3 cấp độ liên tiếp- bằng cử nhân, bằng thạc sĩ và bằng tiến sĩ- cùng với việc sở hữu một bằng cấp ở cấp thấp hơn như điều kiện để được nhận vào học cấp cao hơn.
  • Nhiều trường đại học cũng đào tạo các chương trình cấp Bằng và Chứng chỉ: Nói chung, các chứng chỉ và văn bằng đại học đòi hỏi từ 01 đến 02 năm nghiên cứu theo một lĩnh vực hoặc ngành cụ thể.
  • Sinh viên ở cấp cử nhân thường là sinh viên đại học hoặc cao đẳng..
  • Hoàn thành chương trình học trung học hoặc chương trình Cégep (cao đẳng phổ thông và dạy nghề) 2 năm ở Quebec là điều kiện thông thường để được nhận vào học đại học hoặc cao đẳng.
  • Bằng cử nhân thường yêu cầu từ 03 đến 04 năm học trọn thời gian, dựa vào từng tỉnh hoặc tùy thuộc chương trình là tổng quát hay chuyên sâu.
  • Bằng cử nhân danh dự thường để chỉ bằng cấp cử nhân cao hơn, ghi nhân cho sự tập trung vào môn học, cũng như dành cho những sinh viên xuất sắc. Ở một số trường đại học, sinh viên có thể phải học thêm một năm để lấy bằng cử nhân danh dự.
  • Bằng thạc sĩ thường yêu cầu 02 năm học tập sau khi đã hoàn thành bằng cử nhân danh dự.
  • Mặc dù điều kiện thông thường cho một chương trình tiến sĩ là có bằng thạc sĩ, trong một số trường hợp đặc biệt, sinh viên được phép chuyển trực tiếp từ chương trình cử nhân danh dự  sang chương trình tiến sĩ. Điều kiện thông thường để lấy bằng tiến sĩ là trải qua ít nhất 03 năm hoặc lên tới 04- 05 năm học và nghiên cứu. Bằng tiến sĩ thường được gọi là PhD. Tuy nhiên, bằng tiến sĩ cũng có thể được cấp trong một số lĩnh vực nghiên cứu đặc biệt như âm nhạc (Dmus) hoặc Luật (LLD).
  • Trong các nghề như y, luật, sư phạm, công tác xã hội, một kỳ thực tập là cần thiết nhằm đạt được giấy phép hành nghề.
  • Các trường cao đẳng đại học đào tạo các chương trình cấp bằng như hoạt động chính của họ, cấp bằng cử nhân 3 năm hoặc 4 năm. Các trường cao đẳng đại học thường giải quyết cho bạn cơ hội chuyển sang đại học.
  • Các trường cao đẳng và học viện đào tạo các chương trình cấp chứng chỉ, văn bằng như hoạt động chính của họ, và một số trường cao đẳng, học viện cấp bằng trong một số lĩnh vực chuyên môn cụ thể.

VISA DU HỌC CANADA

Điều kiện để xét Visa du học Canada

  • Kết quả học tập cần đạt điểm trung bình trở lên và có quá trình học tập liên tục.
  • Có thể giao tiếp thông thường bằng tiếng Anh.
  • Chứng minh bạn có đủ chi phí để chi trả cho toàn bộ thời gian bạn du học tại Canada.

Chuẩn bị hồ sơ xin Visa du học Canada

  • Đơn xin cấp thị thực nhập cảnh du học (bao gồm đơn xin thị thực nhập cảnh, thông tin về người làm đơn, bản khai lý lịch gia đình)
  • Hộ chiếu: Có giá trị bao gồm khoảng thời gian du học tại Canada (photo bản sao để giữ lại)
  • 2 ảnh cỡ 4×6 chụp không quá 6 tháng
  • Thư chấp nhận chính thức của trường dự định học tại Canada (nộp kèm bản chính và bản sao thư nhập học).

Lưu ý:

  • Trong thư chấp thuận cần phải có địa chỉ của du học sinh tại Việt Nam vì có nhiều trường hợp người thân của du học sinh tại Canada xin thư hộ nên điền địa chỉ tại Canada.
  • Để được học tại các cơ sở giáo dục tỉnh Quebec, du học sinh cần có Giấy chấp nhận cho vào tỉnh Quebec (Certificat d’acception du Quebec (CAQ)) do Bộ Cộng đồng Văn hóa và Nhập cư của Quebec cấp (Ministere des Communautes Culturelles et de I’Immigration du Quebec (MCCI)).
  • Bảng điểm: Phiếu điểm gần nhất do trường tại Việt Nam cấp và tất cả các bằng cấp khác có liên quan (nếu có)
  • Chứng minh tài chính của người tài trợ: Người tài trợ cần phải cung cấp các loại giấy tờ sau:
  • Giấy xác nhận tiền gửi ngân hàng hoặc sổ tiết kiệm trong vòng 12 tháng
  • Giấy chứng nhận việc làm, ghi rõ mức lương cụ thể. Nếu người tài trợ là chủ doanh nghiệp thì phải có giấy phép kinh doanh và biên lai thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm gần nhất (thu nhập người tài trợ trên 60 triệu / 1 tháng).

Lưu ý:

  • Nếu được cấp học bổng thì phải cho biết loại học bổng, số tiền học bổng và điều kiện để đạt loại học bổng đó.
  • Nếu người tài trợ từ phía Canada thì cần bổ sung Thư bảo lãnh ghi rõ trách nhiệm tài chính.
  • Tài sản: Giấy xác nhận tài sản, hình chụp cơ sở doanh nghiệp, xe hơi, nhà cho thuê,…
  • Lý lịch tư pháp: Du học sinh dự định trên 18 tuổi phải có lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp tỉnh (thành phố) cấp

Du học sinh dưới 18 tuổi cần bổ sung thêm:

  • Tờ khai người giám hộ thực hiện nhiệm vụ thay thế cho cha mẹ của đứa trẻ trong thời gian lưu trú tại Canada (có chứng nhận của chính quyền địa phương)
  • Giấy chấp thuận của người giám hộ (có công chứng)

–    Giấy giải trình hồ sơ và kế hoạch học tập: Cần nêu rõ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ nào và kế hoạch học tập tại Canada (Học ngành gì? Ở đâu? Tại sao học ngành đó? Khi nào quay trở về Việt Nam?…)

Lưu ý:

  • Toàn bộ hồ sơ cần được hoàn chỉnh và nộp cho Phòng cấp thị thực ít nhất 12 tuần trước khi khóa học bắt đầu, kèm theo lệ phí xét thị thực là 140USD (lệ phí có thể thay đổi tùy thời điểm).
  • Tất cả các loại giấy tờ phải dịch sang Tiếng Anh hoặc Tiếng Pháp có công chứng.

Tips hay để có bộ hồ sơ “đẹp” khi xin visa du học Canada

Để biết cách chuẩn bị một bộ hồ sơ xin visa “đẹp”, bạn cần nắm được thế nào là một bộ hồ sơ đẹp, dưới đây là những tiêu chí của một bộ hồ sơ đảm bảo tỉ lệ visa cao:

  • Kết quả học tập tại Việt Nam không quá xấu: nhiều bạn lo lắng nếu điểm GPA tại Việt Nam không được từ 7.5 hoặc 8.0, hồ sơ xin visa du học Canada sẽ rơi vào vòng nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng mình đi du học theo diện tự túc, vì vậy đừng quá lo lắng về điểm GPA. Hồ sơ có điểm GPA 6.5 đã đủ để đạt ngưỡng an toàn. Nếu thấp hơn, bạn cần biết cách giải trình hợp lý để nhân viên xét visa thấy bị thuyết phục và có thể xem xét.
  • Kế hoạch học tập thuyết phục: logic! Logic! và Logic, kế hoạch học tập của bạn tại Canada cần có mối liên hệ rõ ràng với quá trình học tập tại Việt Nam, dự định nghề nghiệp sau này, điều kiện tài chính của gia đình bạn cũng như sở thích, sở trường của bạn. Từ kinh nghiệm hơn 10 năm làm du học Canada, chúng tôi nhận thấy rằng mỗi hồ sơ xin visa du học Canada cần có một theme (chủ đề) rõ ràng, và mọi chi tiết trong hồ sơ phải liên quan trực tiếp và bổ trợ đắc lực cho chủ đế ấy.
  • Mục đích học tập học rõ ràng: Hãy trả lời thật ráo riết và đến nơi đến chốn câu hỏi Bạn đi học tại Canada để làm gì? Việc học quyết định như thế nào đến kế hoạch nghề nghiệp của bạn sau này? Liệu bạn có thể học tại Việt Nam hay một quốc gia nào khác thay cho Canada để hiện thực hóa giấc mơ nghề nghiệp ấy không? Đừng trả lời một cách hời hợt những câu hỏi này và hãy tham khảo ý kiến của bạn bè, người thân, những người đã và đang du học Canada xem họ có bị thuyết phục bởi mục đích học tập của bạn không. Nếu không, hãy gạch đi viết lại, bởi nếu những người xung quanh bạn không bị thuyết phục, liệu nhân viên xét duyệt hồ sơ xin visa có đồng ý với bạn?
  • Hồ sơ tài chính minh bạch: Hồ sơ tài chính minh bạch có nghĩa là bạn cần chứng minh được hai điểm. Thứ nhất, gia đình bạn có đầy đủ điều kiện tài chính để hỗ trợ bạn trong toàn thời gian học tại Canada. Thứ hai, số tài sản, thu nhập đó phải được chứng minh nguồn gốc bằng những giấy tờ hợp pháp.
  • Điểm tiếng Anh: Bạn không cần điểm IELTS hoặc TOEFL để du học Canada vì bạn có thể học tiếng tại trường Canada trước khi vào học chương trình chính khóa. Tuy nhiên, nếu có những chứng chỉ này, dù điểm không thực cao cũng đủ để tạo nên lợi thế nổi bật cho hồ sơ của bạn. Bởi từ góc nhìn của người xét visa, một sinh viên có sự chuẩn bị kỹ về mặt ngôn ngữ trước khi đi du học Canada là một sinh viên có học lực khá và mục đích học tập thật sự, các nguy cư như bỏ trốn hoặc bỏ học giữa chừng vì thế cũng bị giảm thiểu so với các hồ sơ không hề có điểm chứng minh năng lực tiếng Anh.
  • Sắp xếp hồ sơ đúng thứ tự yêu cầu: Bộ phận xét duyệt hồ sơ Canada có thể nói là khá “kỹ tính” so với các đơn vị cùng chức năng thuộc các Đại sứ quán khác. Vì vậy, chuẩn bị hồ sơ đúng yêu cầu, sắp xếp đúng trình tự cũng là môt yêu cầu không nên bỏ qua. Cần có check list trước, trong và sau khi xếp hồ sơ để đảm bảo bạn không bỏ xót hoặc đặt sai vị trí của bất cứ môt loại giấy tờ nào
  • May mắn: Bạn có thể bật cười trước yếu tố này, tuy nhiên, mọi kế hoạch cần một chút may mắn để đi đến kết quả mong muốn, du hoc cũng không phải là một ngoại lệ. Bạn có thể làm gì để “tăng” tỉ lệ may mắn này không? Câu trả lời là có, dựa vào thời điểm xét duyệt visa Canada. Nếu đó là giai đoạn xét duyệt khó khăn, chính phủ Canada không khuyến khích sinh viên quốc tế, hãy dừng lại và chờ đợi nếu hồ sơ của bạn không xuất sắc. Khi cánh cửa visa mở rộng hơn, hãy chớp thời cơ nộp hồ sơ xin visa, đừng chần chừ cho đến khi cánh cửa bị khép hẹp lại, thâm chí đóng chặt.

ĐỊNH HƯỚNG BAY CANADA

HÀNH LÝ

  • Hành lý xách tay
  • Passport
  • Giấy tờ cá nhân: Giấy phép lái xe, hình chân dung, bằng cấp, bảng điểm… lưu trên email
  • 1 bộ quần áo khi rủi ro mất hành lý kí gửi
  • Tiền mặt
  • Hình phong trắng, size 5*5 (2 tấm), size 4*6 (2 tấm)
  • Bảng photo hay bảng chính work permit được cấp ở hải quan khi nhập cảnh
  • LOA thư mời nhập học
  • Hành lý kí gửi
  • Quần áo: 1 bộ dạ hội, công sở, đồ mặc nhà, giày dép… Tùy vào sở thích
  • Thức ăn: Mì gói, thức ăn nhanh
  • Đồ dùng cá nhân: chuẩn bị xà phòng sao cho tiện nhất. Không mang quá nhiều
  • Thuốc: chuẩn bị tất cả các loại thuốc liên quan đến bệnh hay gặp phải

THÔNG TIN KHI ĐẾN SÂN BAY

Đã đăng kí dịch vụ đưa đón tại sân bay: Nếu bạn đã yêu cầu đưa đón sân bay, đại diện Tamwood sẽ đón bạn tại sân bay. Đại diện Tamwood sẽ được đưa ra một dấu hiệu với tên của bạn trên đó vì vậy hãy tìm cho ra dấu hiệu. Người đại diện sẽ dựa vào bạn nhận thấy anh / cô ấy trong số tất cả những người khác, những người sẽ đến cùng một lúc như bạn.

Chưa đăng kí dịch vụ đưa đón tại Sân bay: Nếu bạn không yêu cầu đưa đón sân bay, bạn có thể sử dụng dịch vụ taxi để đi từ sân bay quốc tế Vancouver đến trung tâm thành phố Vancouver, với thời gian đi lại của người chỉ có 25 phút, bạn có thể tham khảo trang web của họ: www.translink.ca  để biết thêm thông tin.

Nếu bạn không nhìn thấy một đại diện Tamwood, xin vui lòng gọi điện thoại di động khẩn cấp 604 657 2423

NGÀY ĐẦU TIÊN ĐẾN TRƯỜNG

Ngày đầu tiên của trường bắt đầu vào ngày thứ hai, trừ khi đó là một ngày lễ quốc gia của Canada, trong trường hợp này nhà trường sẽ bắt đầu vào ngày thứ ba sau đây. Hãy đến Tamwood trước 08:30 Xin giới thiệu bản thân để nhân viên tiếp tân, cô sẽ cung cấp cho bạn một bản sao của kế hoạch trong ngày và hướng dẫn bạn đến các phòng sảnh sinh viên sẽ đáp ứng cho bạn ở buổi định hướng.

Kì nghĩ

Chiều dài kỳ nghỉ tối đa là hai 2 tuần. Kỳ nghỉ ở phải trong các giai đoạn kéo dài một tuần bắt đầu từ ngày thứ Hai và kết thúc vào ngày thứ Sáu.

Học sinh phải thông báo cho người quản lý trường bằng văn bản ít nhất hai tuần trước khi kỳ nghỉ kế hoạch. Học sinh có thể không có một kỳ nghỉ nếu thị thực của họ sẽ hết hạn trước khi kết thúc chương trình của họ

DU LỊCH TỪ CANADA ĐẾN MỸ

Xin lưu ý rằng bạn sẽ cần một Visa là bạn có kế hoạch tham gia một chuyến tham quan đến Mỹ, ngay cả khi nó là dành cho chỉ một giờ hoặc một ngày. Xin Visa du khách đến Hoa Kỳ từ Canada. Một cuộc phỏng vấn tại Lãnh sự quán Mỹ tại Vancouver là bắt buộc. Thời gian chờ đợi cho một cuộc phỏng vấn hiện nay là 28 ngày dương lịch. Phải mất thêm 3 ngày làm việc để xử lý VISA. Thông tin lãnh sự quán Mỹ ở Canada :

  • United States Consulate
  • 1075 West Pender Street, Vancouver, BC Canada
  • Telephone 604‐685‐4311

Bảo hiểm y tế : Tamwood sẽ nhận được thẻ bảo hiểm y tế của bạn khoảng hai tuần sau khi bạn đến, bạn có thể nhận thẻ bảo hiểm ở quầy lễ tân.

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN TẠI ĐÂY