Tổng quan về nước Mỹ

Hoa Kỳ hay Mỹ là một cộng hòa lập hiến liên bang gồm có 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang. Quốc gia này nằm gần hoàn toàn trong tây bán cầu gồm 48 tiểu bang lục địa và thủ đô Washington, D.C., nằm giữa Bắc Mỹ, giáp Thái Bình Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía đông, Canada ở phía bắc, và Mexico ở phía nam. Bộ phận thứ hai của Mỹ là tiểu bang Alaska nằm trong vùng tây bắc của lục địa Bắc Mỹ, giáp với Canada ở phía đông và quần đảo Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương. Hoa Kỳ cũng có 14 lãnh thổ hay còn được gọi là vùng quốc hải rải rác trong vùng biển Caribbe và Thái Bình Dương. New York là thành phố lớn nhất nước Mỹ.

–    Tên nước chính thức: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (gọi tắt là Mỹ)
–    Thủ đô: Washington D.C
–    Ngôn ngữ chính: tiếng Anh
–    Diện tích: 9.826.630 km2
–    Dân số: 313.847.465 (theo số liệu 2012)
–    Tiền tệ: đồng Đô la Mỹ – USD
–    GDP: 16.700  tỷ USD (2013), với mức thu nhập bình quân đầu người: 47.08 USD (2011)

Mỹ là một nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới, với ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ hiện đại, nền kinh tế có sức cạnh tranh mạnh mẽ, cường quốc số 1 về xuất khẩu và thị trường nhập khẩu đa dạng và lớn nhất thế giới.

Được biết đến như một quốc gia của dân nhập cư, “a nation of immigrants”, Mỹ là một quốc gia đa văn hóa, là nơi sinh sống của nhiều nhóm đa dạng chủng tộc, truyền thống và giá trị.Nhắc đến văn hóa người Mỹ nói chung, ta có thể hình dung đó là “nền văn hóa đại chúng Mỹ”, được đúc kết từ nền văn hóa Tây phương bới những di dân thuở xưa, đầu tiên là người Hà Lan và Anh.  Văn hóa Đức, Ireland và Scotland cũng có nhiều ảnh hưởng.Một số truyền thống của người bản thổ Mỹ và nhiều đặc điểm văn hóa của người nô lệ Tây Phi châu được hấp thụ vào đại chúng người Mỹ.

Chính bởi điều này, bạn có thể tìm thấy nhiều loại tôn giáo trên khắp nước Mỹ, như Đạo Tin lành (52%), Đạo Thiên chúa (24%), Đạo Do thái (1%), Đạo Hồi (1%) và nhiều loại tôn giáo khác. Ngôn ngữ được sử dụng ở đây chủ yếu là tiếng Anh và các ngôn ngữ bản xứ nhập cư (Tây Ban Nha, Pháp…)


Hệ thống giáo dục ở Mỹ

Hệ thống giáo dục Mỹ có nhiều lựa chọn ngành học cho sinh viên quốc tế. Sự phong phú về trường, chương trình học và địa điểm mang đến cho sinh viên nhiều lựa chọn nhưng nhiều khi cũng sẽ khó quyết định, thậm chí đối với cả sinh viên Mỹ. Khi bắt đầu lựa chọn trường học, điều quan trọng là phải tìm hiểu kỹ hệ thống giáo dục Mỹ. Hiểu biết về hệ thống giáo dục Mỹ sẽ giúp sinh viên đưa ra được những lựa chọn đúng đắn và phát triển kế hoạch học tập của mình.

Giáo dục Mỹ bậc Tiểu học

Trẻ em đang trong độ tuổi từ 5 – 6 tuổi ở hầu hết các tỉnh bang tại Mỹ bắt buộc phải tham gia học tập chương trình Tiểu học.

– Thời gian học

Thời gian học của bậc Tiểu học tại Mỹ thường kéo dài trong khoảng tầm 5 – 6 năm. Năm đầu tiên (còn được gọi là mẫu giáo) bắt đầu ở độ tuổi khoảng 5 – 6 tuổi, những năm tiếp theo sẽ đánh số theo các bậc học như lớp 1, lớp 2….. Hầu hết học sinh tại Mỹ thường kết thúc chương trình giáo dục bậc Tiểu học ở độ tuổi 11.

– Chương trình học

Trẻ em ở bậc Tiểu học thường được giảng dạy bởi một giáo viên duy nhất trong một lớp học. Giáo dục Tiểu học ở Mỹ thường tập trung vào các kiến thức cơ bản, giúp các em phát triển các kỹ năng viết và toán, đọc, tư duy phản biện, chú trọng việc phát triển các kỹ năng giao tiếp xã hội và điều chỉnh hành vi giúp các em có chuẩn bị hành trang sẵn sàng vào đời.

– Đánh giá kết quả

Khác với Việt Nam, học sinh bậc Tiểu học ở Mỹ chỉ được đánh giá khả năng, trình độ học vấn qua thang điểm từ A – F từ lớp 3 để so sánh xếp hạng của trường với các trường khác. Ngoài ra, học sinh Tiểu học tại Mỹ sẽ không nhận được bằng cấp (diploma) cho sau khi hoàn thành chương trình học.

– Điểm khác biệt với giáo dục Việt Nam

Tại Mỹ, tất cả các môn học chỉ cần một giáo viên giảng dạy, còn tại Việt Nam, mỗi lớp học sẽ có 1 giáo viên chủ nhiệm phụ trách quản lý cả lớp học và dạy các môn chính như Toán, Tiếng Việt, Khoa học,… còn một số môn học chuyên như Tiếng Anh, Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật,… sẽ có giáo viên bộ môn chịu trách nhiệm giảng dạy.

Thêm vào đó, học sinh tại Mỹ còn có thể học tập tại nhà và sẽ không có bằng cấp, còn học sinh Việt Nam bắt buộc phải đi học tại trường và sẽ có bằng Hoàn thành chương trình Tiểu học.

Giáo dục Mỹ bậc Trung học

– Thời gian học

Bậc Trung học tại Mỹ được chia làm 2 giai đoạn: Middle High School (Trung học cơ sở) bắt đầu từ lớp 6 đến lớp 8 và High School (Trung học phổ thông) bắt đầu từ lớp 9 đến lớp 12.

– Chương trình học

Khi tham gia chương trình giáo dục bậc Trung học, học sinh sẽ được tự do lựa chọn những môn học mình thích, bao gồm Các môn học bắt buộc (Required/core classes) và Các môn học tự chọn (Elective courses).

Các môn học bắt buộc: Văn học (English/Literature), Toán học (Mathematics), Vật lý (Physical), Khoa học (Science),…

Các môn tự chọn: Giáo dục thể chất (Physical Education), Ngoại ngữ (Foreign Language), Tin học (Computer), Nghệ thuật (Art),…

Học sinh còn có thể đăng ký học các chương trình xếp lớp nâng cao (AP – Advanced Placement) có chương trình giảng dạy tương đương với các lớp cơ bản của chương trình năm nhất Đại học. Học sinh sẽ được giảm số tín chỉ trong chương trình học năm nhất khi đạt đủ số điểm yêu cầu cho môn AP tương ứng.

– Đánh giá kết quả

Các trường sẽ đánh giá năng lực học tập của học sinh thông qua thang điểm GPA – thang điểm 4.0. Điểm được tính bằng tổng điểm trung bình tất cả các môn học chia cho số lớp hoặc số tín chỉ bạn đang học.

– Lịch học

Học sinh Trung học được tự do đăng ký các môn học nên lịch học cũng sẽ linh hoạt, tùy theo thời gian học của từng môn, giúp học sinh có thể tự sắp xếp một thời khóa biểu phù hợp. Chính vì thế, trừ khi đăng ký các môn học tự chọn hoàn toàn giống nhau thì dù có chung lớp, các bạn vẫn rất khó để có thời khóa biểu trùng nhau 100%.

Giáo dục Mỹ bậc Đại học

Sinh viên thường dành khoảng thời gian 4 năm học tập để lấy bằng Cử nhân tại các trường Đại học ở Mỹ.

– Các mô hình trường học phổ biến bậc Đại học

Hệ thống giáo dục bậc Đại học của Mỹ hiện nay có 5 mô hình trường học phổ biến. Bạn có thể tham khảo bảng dưới đây:

  • Trường dạy nghề (Vocational/Technical School): 2 – 3 năm – Trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên sâu vào một lĩnh vực nhất định. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ được nhận giấy chứng nhận hoặc bằng Cao đẳng.
  • Cao đẳng Cộng đồng (Community College): 2 năm. Sinh viên có thể theo học các lớp tiếng Anh để tập làm quen với những khác biệt trong hệ thống giáo dục Mỹ. Sau khi hoàn thành chương trình sinh viên có thể lấy bằng Associate of Arts (AA) và chuyển tiếp thẳng lên các trường Đại học.
  • Đại học Công lập (Public University): 4 năm. Đa dạng về ngành học, môi trường học tập thực tế, cơ sở vật chất hiện đại, tiên tiến. Các hoạt động ngoại khóa sôi nổi, chương trình du học trao đổi tại các trường đại học đối tác trên thế giới.
  • Đại học Tư thục (Private University): 4 năm. Ngành học chuyên sâu hơn, cơ sở vật chất được trang bị tối tân nhất đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên. Tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, trao đổi sinh viên.
  • Giáo dục Mỹ bậc Thạc sĩ: 1 – 2 năm. Sinh viên phải lên lớp tham gia thực hiện các bài tập nhóm, viết tiểu luận và luận văn. Sau khi học xong, sinh viên có thể đi làm ngay. Để có thể theo học chương trình Thạc sĩ tại Mỹ, sinh viên phải tốt nghiệp Đại học và phải đạt các bài kiểm tra đầu vào như:
    • Đối với các trường đào tạo chuyên ngành Y: cần phải có chứng chỉ MCAT (Medical College Admission Test).
    • Đối với các trường đào tạo chuyên ngành Luật: cần phải có chứng chỉ LSAT (Law School Admission Test).
    • Đối với các trường đào tạo chuyên ngành Kinh doanh, quản lý hoặc các lĩnh vực khác: phải có điểm thi GRE (Graduate Record Examination) hoặc GMAT (Graduate Management Admission Test).

Giáo dục Mỹ bậc Tiến sĩ:

Thời gian học: 3 – 6 năm, tùy theo từng chuyên ngành. Để có thể học Tiến sĩ, sinh viên phải có bằng Thạc sĩ của ngành học liên quan. Viết một đề cương nghiên cứu, vạch rõ kế hoạch tìm hiểu dựa trên bối cảnh những nghiên cứu trước đây. Nếu không có bằng Thạc sĩ, bạn phải đạt điểm xuất sắc trong 2 năm học cuối ở chương trình Cử nhân (Có thể nộp thêm các sản phẩm nghiên cứu của bạn để chứng minh). Đạt điểm GMAT hoặc GRE cao. Điểm IELTS tối thiểu 6.5 – 7.5, giao tiếp tốt. Thư giới thiệu từ các giáo sư. Chứng minh tài chính và chuẩn bị tối thiểu 20.000 USD/năm. Các chương trình học:

  • Trong 1,5 – 2 năm đầu, sinh viên phải theo học một số tín chỉ bắt buộc trên lớp (coursework). Các lớp học này có thể được tổ chức riêng cho nghiên cứu sinh hoặc chung với sinh viên học bậc Thạc sĩ
  • Phải học tất cả những môn tương tự bậc Thạc sĩ nhưng ở mức độ chuyên sâu hơn và phải làm bài thi chất lượng để kiểm tra kiến thức chuyên ngành khi kết thúc giai đoạn.
  • Sau khi vượt qua bài thi, mới được chuyển qua giai đoạn nghiên cứu và làm luận án

Hệ thống Điểm

Giống như sinh viên Mỹ, sinh viên quốc tế sẽ phải nộp bảng điểm trong quá trình nộp đơn vào trường cao đẳng hoặc đại học. Bảng điểm là văn bản chính thức kết quả học tập của sinh viên.Tại Mỹ, bảng điểm bao gồm cả “điểm” và “điểm trung bình” (GPA), là kết quả học tập sinh viên đạt được. Các khóa học thường được tính điểm theo tỷ lệ phần trăm và sau đó được chuyển đổi ra điểm.

Hệ thống điểm và điểm trung bình GPA tại Mỹ có thể không dễ hiểu đặc biệt đối với sinh viên quốc tế.Có nhiều cách giải thích cách tính điểm này.Ví dụ, hai sinh viên học tại hai trường khác nhau cùng nộp bảng điểm cho một trường đại học. Cả hai sinh viên đều có số điểm trung bình là 3.5, nhưng một sinh viên học trường trung học bình thường và sinh viên kia học trường trung học danh tiếng với nhiều áp lực học tập hơn. Trường đại học có thể diễn giải điểm trung bình GPA của hai sinh viên này khác nhau vì hai trường trung học có tiêu chí hoàn toàn khác nhau.

Vì vậy, cần lưu ý một vài điều quan trọng sau:

  • Sinh viên nên lựa chọn trường tại Mỹ phù hợp với trình độ học vấn trong nước tại thời điểm tìm trường.
  • Tìm hiểu kỹ yêu cầu tuyển sinh tại trường đại học và cao đẳng cũng như từng chương trình cấp bằng vì có thể có những yêu cầu khác nhau.
  • Thường xuyên liên lạc với tư vấn giáo dục hoặc người hướng dẫn của trường để cập nhật thông tin tuyển sinh.

Tư vấn giáo dục hoặc người hướng dẫn sẽ giúp sinh viên biết liệu có cần học một hoặc hai năm trước khi được tuyển vào đại học hay không.Nếu sinh viên quốc tế học đại học tại Mỹ trước khi đủ điều kiện học đại học trong nước thì chính quyền và nhà tuyển dụng ở một số nước sẽ không chấp nhận kết quả học tập tại Mỹ.


Lịch học

Lịch học thường bắt đầu vào tháng Tám và tháng Chín và tiếp tục vào tháng Năm hoặc tháng Sáu. Phần lớn học sinh bắt đầu học vào mùa thu vì vậy sinh viên quốc tế cũng nên bắt đầu học vào thời điểm này. Có nhiều điều thú vị khi bắt đầu một năm học mới, sinh viên có thể kết bạn với nhau vào lúc này khi tất cả cùng bắt đầu cuộc sống mới trong giảng đường đại học.Ngoài ra, sinh viên có thể học nhiều khóa học, bắt đầu từ tháng Tám và liên tục trong cả năm.

Ở một số trường, năm học gồm có hai kỳ hay còn gọi là “semesters.” (Một vài trường có lịch học ba kỳ, hay còn gọi là “trimester”) Ngoài ra, có một số trường theo hệ thống quý gồm bốn kỳ, bao gồm cả kỳ mùa hè không bắt buộc. Thông thường, nếu không tính kỳ mùa hè, một năm học sẽ gồm có hai semester hoặc ba quarter.


Đặc điểm của Hệ Thống Giáo Dục Bậc cao của Mỹ

Môi trường lớp học

Lớp học có thể có quy mô lớn với hàng trăm sinh viên hoặc sĩ số nhỏ và hội thảo (thảo luận trong lớp) với chỉ một vài sinh viên. Môi trường lớp học tại trường đại học Mỹ rất năng động.Sinh viên sẽ phải chia sẻ kinh nghiệm, tranh luận, tham gia thảo luận trong lớp và thuyết trình trước lớp.Sinh viên quốc tế sẽ nhận thấy đó là những trải nghiệm thú vị nhất trong hệ thống giáo dục Mỹ.

Hàng tuần, giảng viên sẽ yêu cầu sinh viên đọc sách giáo khoa và các ấn phẩm khác.Giảng viên sẽ yêu cầu sinh viên cập nhật thông tin qua việc đọc và làm bài tập giúp sinh viên tham gia thảo luận trong lớp và hiểu bài giảng.Một số chương trình cấp bằng cũng yêu cầu sinh viên dành thời gian trong phòng thí nghiệm.

Giảng viên là người cho điểm sinh viên tham gia lớp học. Điểm được tính dựa trên:

  • Mỗi giảng viên sẽ có yêu cầu khác nhau về đóng góp của sinh viên trong lớp học, nhưng giảng viên khuyến khích sinh viên tham gia thảo luận trong lớp, đặc biệt là các buổi hội thảo trong lớp. Đây là một yếu tố quan trọng để cho điểm sinh viên.
  • Trong quá trình học thường có bài Kiểm tra giữa kỳ.
  • Ngoài ra, sinh viên còn được yêu cầu nộp một hoặc nhiều bài nghiên cứu hoặc báo cáo kỳ, hoặc báo cáo thí nghiệm để đánh giá điểm cuối kỳ.
  • Có thể có bài kiểm tra ngắn hoặc bài đố nhanh. Đôi khi giảng viên sẽ yêu cầu làm bài “đố nhanh” mà không thông báo trước. Các bài kiểm tra dạng này sẽ không chiếm tỷ lệ lớn trong điểm số cuối kỳ, mà chỉ để khuyến khích sinh viên tham gia lớp học và làm bài tập về nhà.
  • Kiểm tra cuối kỳ sẽ được diễn ra vào cuối kỳ học.

Tín chỉ

Mỗi một môn sẽ tương đương một số lượng tín chỉ nhất định hoặc số giờ tín chỉ.Số tín chỉ này tương đương với số giờ sinh viên lên lớp cho môn học đó mỗi tuần. Một môn học có khoảng bốn đến năm tín chỉ.

Chương trình toàn thời gian ở hầu hết các trường có 12 đến 15 giờ tín chỉ (bốn hoặc năm môn một học kỳ) và sinh viên phải hoàn thành số lượng tín chỉ nhất định trước khi tốt nghiệp. Sinh viên quốc tế phải tham gia khóa học toàn thời gian trong suốt học kỳ.

Chuyển tiếp

Nếu sinh viên đăng ký học một trường khác trước khi tốt nghiệp, số tín chỉ mà sinh viên đã học tại trường đại học đầu tiên sẽ được tính vào số điểm tại trường đại học giúp hoàn thành chương trình học. Điều đó có nghĩa là sinh viên có thể chuyển tiếp sang trường khác mà vẫn tốt nghiệp đúng thời gian.


Các hình thức giáo dục bậc cao tại Mỹ

Trường Cao đẳng và Đại học công lập
Trường cao đẳng, đại học của bang được hỗ trợ và điều hành bởi chính quyền địa phương hoặc bang.Mỗi bang trong số 50 bang của Mỹ có ít nhất một trường đại học công lập và nhiều trường cao đẳng bang. Nhiều trong số các trường đại học công lập này có tên của bang, hoặc từ “bang” trong tên trường: ví dụ, Trường Đại Học bang Washington và Trường Đại Học Michigan.

Trường Cao đẳng hoặc Đại học tư
Các trường này được tư nhân điều hành thay vì cơ quan chính quyền bang. Học phí của các trường tư thường sẽ cao hơn học phí trường công lập.Thường trường tư sẽ có quy mô nhỏ hơn so với trường công lập.

Các trường cao đẳng và đại học liên kết với tôn giáo là các trường đại học tư. Thông thường các trường đại học này sẽ tiếp nhận sinh viên từ tất cả các tôn giáo khác nhau. Tuy nhiên, có một số ít trường muốn tiếp nhận sinh viên theo học có cùng tôn giáo với trường.

Trường Cao đẳng Cộng đồng
Trường cao đẳng cộng đồng hệ hai năm cấp bằng associate (có thể chuyển tiếp) và các chứng chỉ. Có nhiều loại bằng associate, nhưng điều khác biệt quan trọng nhất là bằng đó có thể chuyển tiếp được hay không. Thường thì có hai loại bằng chính: một là bằng chuyển tiếp lên đại học và hai là chứng chỉ giúp sinh viên bắt đầu làm việc. Bằng chuyển tiếp lên đại học thường là bằng associate nghệ thuật hoặc bằng associate khoa học. Bằng mà không chuyển tiếp được là bằng associate khoa học ứng dụng và chứng nhận hoàn thành chương trình.

Sinh viên tốt nghiệp trường cao đẳng cộng đồng phần lớn chuyển tiếp lên trường cao đẳng hoặc đại học hệ bốn năm. Vì sinh viên có thể chuyển điểm từ trường cao đẳng cộng đồng, sinh viên có thể hoàn thành lấy bằng cử nhân trong vòng hai năm tiếp theo hoặc hơn. Nhiều trường cũng có chương trình anh ngữ hoặc chương trình tiếng Anh chuyên sâu giúp sinh viên chuẩn bị vào học đại học.

Nếu sinh viên không có kế hoạch học lên đại học, sinh viên có thể tìm việc tại quê nhà với tấm bằng associate của trường.

Học viện Công nghệ
Học viện công nghệ là trường đại học hệ bốn năm chuyên về khoa học và công nghệ. Một số trường có chương trình cao học hoặc các khóa đào tạo ngắn hạn.


Tình hình cấp visa ở Mỹ

Du học sinh tại Mỹ thường có một năm sau khi tốt nghiệp để tìm kiếm cơ hội làm việc tại đất nước này.Ba năm trước bộ An Ninh Mỹ (DHS) đã thay đổi luật nhập cư tại nước này đối với sinh viên quốc tế tốt nghiệp một số môn học nhất định (tăng thời gian visa Mỹ từ 12 tới 29 tháng).Tổng thống Obama gần đây đã có bài phát biểu về vấn đề này và đã đưa ra một số nhượng bộ trong chính sách nhập cư đối với du học sinh.

Ngày 12 tháng 5 năm 2014, Cục nhập cư và Cục hải quản Thị Thực (ICE) đã công bố một danh sách mở rộng các ngành học như khoa học, công nghệ, kỹ thuật, và chương trình toán học (STEM). Các sinh viên quốc tế sau khi tốt nghiệp trong những ngành này theo visa thị thực sinh viên sẽ có đủ điều kiện tham gia một khóa đào tạo thực hành (Optional Pratical Training-OPT) khoảng từ 12 đến 27 tháng. Đây là cơ hội rất quan trọng và quý giá cho các du học sinh để mài dũa thêm các kỹ năng, nghiệp vụ và kiến thức sau khi tốt nghiệp tại một trong những thị trường lao động năng động nhất thế giới này và có cơ hội nhập tịch sau này.


Cơ hội cho các sinh viên chuyên ngành khoa học

Hiện nay,  nếu sinh viên quốc tế trong nhóm F-1 không phải là di dân đã đăng ký học tại một trường đại học hay trung tâm giáo dục đã được đăng ký tại Mỹ với khóa học ít nhất kéo dài 1 năm (toàn thời gian) sẽ có đủ điều kiện có OPT lên đến 12 tháng làm việc tại Mỹ  trong các ngành nghề họ đã học. Tuy nhiên theo quy định mới, sinh viên tốt nghiệp ở mức độ STEM mới có thể được gia hạn thời gian làm việc thêm 17 tháng. Điều luật này cũng đã góp phần thúc đấy sinh viên quốc tế tới học tập tại Mỹ.

Trong chuyến thăm chính thức đến El Paso, Texas, tổng thống Obama đã nhấn mạnh rằng Mỹ cần cải cách lại luật nhập cư và cho phép các lao động tay nghề và kỹ năng có cơ hội nhập cư vào nước này, đây cũng chính là cách góp phần cho sự phát triển của đất nước. Ông phát biểu: “ Trong một thị trường toàn cầu, chúng ta rất cần các tài năng và chúng ta phải thu hút họ đến với đất nước của mình. Tất cả những tài năng đó sẽ là nguồn gốc của các doanh nghiệp, họ không chỉ mang lại lợi ích cho những cá nhân mà còn mang lại lợi ích cho sự phát triển của toàn nước Mỹ”.


Cơ hội cho sinh viên quốc tế

Những thay đổi trong chính sách này đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của sinh viên và du học sinh trên toàn thế giới.Tuy nhiên nó cũng đã vấp phải sự phản đối từ một số tổ chức chống nhập cư cho rằng sự thay đổi này sẽ là một mối đe dọa cho các sinh viên trong nước.Những sinh viên này sẽ phải khó khăn hơn trong việc đăng ký các kháo đào tạo sau tốt nghiệp bởi có sự cạnh tranh lớn từ sinh viên quốc tế. Theo nhìn nhận của các nhà giáo dục, điều luật này có tác động đẩy mạnh sự cạnh tranh của nền giáo dục Mỹ trên thị trường giáo dục toàn cầu thông qua việc tạo cơ hội cho sinh viên quốc tế trong việc đăng ký các khóa đào tạo tại đây.

Chính phủ Mỹ cũng chưa đưa ra các thông báo chính thức về những cơ hội tương tự cho các sinh viên quốc tế trong các ngành khác như mỹ thuật và nhân văn. Tuy nhiên bạn nên theo dõi những tin tức mới từ bộ giáo dục nước này để có được những thông tin cập nhật về cơ hội tham gia các khóa đào tạo và nghề nghiệp sau khi ra trường.


Chính sách Mỹ với sinh viên quốc tế

Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của giáo dục toàn cầu cũng như nhu cầu du học ngày càng tăng trong cộng đồng sinh viên quốc tế đã thúc đẩy nền giáo dục của các nước phát triển trong việc thu hút các sinh viên và du học sinh quốc tế. Trong chiến dịch phát triển và thu hút sinh viên quốc tế, Mỹ hiện mới công bố mở rộng danh sách các ngành học trong các lĩnh vực khoc học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), và các chương trình học này sẽ giúp sinh viên đáp ứng các tiêu chuẩn để tham gia các chương trình thực tập sau tốt nghiệp hay các “ tùy chọn đào tạo thực tế” (Optional Practical Tranining – OPT)

Thông thường chương trình OPT giúp các du học sinh quốc tế tốt nghiệp tại các trường đại học, cao đẳng của Mỹ có thể ở lại tham gia làm việc thực tế tại đây trong thời gian lên tới 12 tháng. Tuy nhiên, nến bạn tham gia các chương trình STEM nói trên, các bạn sinh viên có thể ở lại làm việc với thời gian là 17 tháng nếu bạn đáp ứng những yêu cầu như:

  • Chương trình mà bạn đang theo học để tham gia OPT phải ở mức độ từ cử nhân, Thạc sĩ đến tiến sỹ trong các ngành của chương trình STEM
  • Công ty và tổ chức bạn mà bạn đang tìm kếm việc làm có sử dụng các chương trình E-Verfify Bạn chưa tham gia chương trình mở rộng 17 tháng của OPT trước đó.

Cục nội bộ Mỹ (DHS) cho biết: “Những nỗ lực này cho thấy những nỗ lực của chính quyền Obama trong việc mở rộng các chính sách nhằm thu hút nhân tài từ các nước trên thế giới cũng như đảm bảo các sinh viên trong nước và quốc tế sẽ đáp ứng được các yêu cầu trong lĩnh vực mà học theo học để góp phần đóng góp cho đất nước của mình”.

Có đến 94 môn học đã được đưa vào danh sách này, bao gồm một số ngành kỹ thuật mới, kinh tế và các lĩnh vực khoa học máy tính – truyền thông thu hút sinh viên quốc tế. Đây là một động thái nằm trong kế hoạch dài hơi của tổng thống Obama trong việc thu hút và giữ chân các sinh viên quốc tế xuất sắc nhằm thúc đẩy nền kinh tế. Đây là một tin vui dành cho các bạn du học sinh cũng như các bạn có mong muốn tham gia học tập tại Mỹ.

Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa kêu gọi trong đại hội về việc tạo thêm nữa những cơ hội việc làm cho sinh viên quốc tế sau khi tốt nghiệp các khóa học tại Mỹ, đây là một phần trong kế hoạch cải cách luật nhập cư được ông đề xuất nhằm thúc đẩy nền công nghiệp giáo dục quốc gia cũng như đóng góp của nó vào nền kinh tế của nước này.

Ông đã nhấn mạnh trên truyền hình liên bang (được theo dõi trực tiếp bởi khoảng 37,8 triệu người) rằng chính những quy định khắt khe về nhập cư hiện hành đã gây rất nhiều khó khăn cho sinh viên quốc tế có cơ hội học tập tại Mỹ và điều này đã làm giảm một nguồn thu lớn từ giáo dục cho kinh tế nước nhà. Ông cho rằng “việc sau khi sinh viên hoàn thành các bằng cấp tại các trường đại học của Mỹ và đến một nơi khác để cống hiến những ý tưởng và kiến thức họ đã học đươc là một điều đáng tiếc”.

NAFSA, hiệp hội lớn nhất của Mỹ về giáo dục quốc tế cho biết việc mở đầu của tổng thống Obama về luật nhập cư là một bước đi quan trọng trong việc cải cách những bộ luật hiên hành tại nước này. Ông Ursula Oaks, Giám đốc cấp cao, bộ quan hệ truyền thông và truyền thông chiến lược cho hay “Chúng tôi rất ủng hộ việc tổng thống đề xuất cải cách trong đại hội và nhấn mạnh việc cải cách luật nhập cư một cách toàn diện cần sớm được thực hiện”.

Thực tế cho thấy, trong năm 2009, khoảng một nửa đến hai phần ba sinh viên theo học bậc tiến sĩ tại các trường đại học công nghệ, công nghệ, kỹ thuật, toán học (STEM) là sinh viên quốc tế. Tuy nhiên, việc tham gia các hương trình thực tập tùy chọn (Optional Practical Training -OPT) sau khi tốt nghiệp của họ lại bị hạn chế rất nhiều. Điều này dẫn đế sự thiếu hụt các sinh viên tốt nghiệp STEM ở Mỹ, chính vì thế nước này đã đưa ra một cải cách đó là mở rộng chương trình OPT kéo dài 17 tháng cho sinh viên quốc  tế và sắp xếp visa thị thực du học cho sinh viên tham gia các khóa đào tạo này. Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ của bang Colorado, Michael Bennet, cũng giới thiệu một dự luật mới trong tháng này, qua đó kêu gọi  một loại thẻ xanh cư trú cho sinh viên quốc tế tốt nghiệp có tay nghề cao.

Và theo một số nghiên cứu cho thấy sự đóng góp của người lao động nước ngoài có tay nghề cao trong nền kinh tế Mỹ. Theo Quỹ Quốc gia về Chính sách của Mỹ (NFAP), người nhập cư tham gia thành lập gần một nửa trong số 50 công ty hàng đầu của Mỹ có vốn liên doanh, đóng góp thêm trung bình khoảng 150 việc làm cho mỗi công ty.


Cuộc sống sinh viên quốc tế tại Mỹ

Mỹ là một đất nước có nền văn hóa và lịch sử lâu đời.Đến Mỹ, bạn sẽ choáng ngợp trước vẻ đẹp của hàng loạt dãy phố tráng lệ, các khu mua sắm sầm uất, các toàn nhà chọc trời hiện đại.Và đặc biệt là sự phát triển vượt bậc của các ngành khoa học kỹ thuật tiên tiến.
Quyết định đến Mỹ du học, nắm chắc được tấm Visa trong tay cũng là lúc bạn phải chuẩn bị tinh thần để đối mặt với “cú sốc văn hóa”, khoảng cách ngôn ngữ và sự khác biệt trong lối sống, phong tục tập quán giữa Việt Nam và Mỹ. Có rất nhiều điều du học sinh quốc tế phải trang bị cho mình trước khi đáp chuyến bay đến với đất nước Hoa Kỳ.


Chi trả cho việc học hành

Bạn sẽ có hai loại chi phí chính bạn sẽ phải trả trong khi đang học tại Mỹ: học phí và chi phí sinh hoạt. Học phí rất khác nhau giữa các trường đại học công và các trường đại học tư và các trường cao đẳng, nhưng không có nghĩa là học phí cao hơn thì trường sẽ tốt hơn.Các trường đại học công tính phí ít hơn các trường tư, trong khi đó các trường cao đẳng cộng đồng, kỹ thuật và dạy nghề thường có học phí thấp nhất.

Chi phí sinh hoạt của bạn ở Mỹ sẽ phụ thuộc vào nơi bạn chọn để học tập.Các trung tâm đô thị lớn hơn, California và vùng đông bắc sẽ đắt hơn so với các khu vực ở phía nam và trung tây và các khu vực khác.


Học phí

Dưới đây là phác thảo mức học phí trung bình cho sinh viên quốc tế du học tại Mỹ trong năm học 2014.Liên hệ với trường bạn lựa chọn để biết thêm chi tiết.

  • Cao đẳng cộng đồng 2 năm: với 9.000 đô la Mỹ một năm
  • Sinh viên ngoại bang (tức sinh viên không đến từ bang đó, bao gồm cả sinh viên quốc tế) tại các trường đại học và cao đẳng công hệ 4 năm với 20.000 đô la Mỹ một năm
  • Cao đẳng và đại học tư thục hệ 4 năm với 35.000 đô la Mỹ một năm

(Nguồn: Hội đồng Các trường Đại học, Khảo sát hàng năm các trường đại học)


Chỗ ở

Hầu như tất cả các trường đại học và cao đẳng Mỹ cung cấp nhà ở cho sinh viên ngay trong khuôn viên trường và được gọi là ký túc xá. Ký túc xá thường được trang bị nội thất cơ bản và sinh viên có thể có phòng riêng hoặc chung phòng.Một số trường đại học có nhà chung cư trong khuôn viên trường. Ưu tiên thường được dành cho các học viên sau đại học hoặc những người đã kết hôn hoặc có gia đình.

Ngoài khuôn viên trường, bạn có thể chọn sống trong nhà ở thuê tư nhân có thể được trang bị đồ đạc hoặc không có đồ đạc.Hầu hết các trường đại học có bộ phận đăng ký nhà ở và các quảng cáo tại địa phương cũng là một nguồn tốt giúp cho việc tìm kiếm chỗ ở riêng. Homestay (sống chung với gia đình địa phương) là một lựa chọn phổ biến nữa cho các sinh viên quốc tế, đặc biệt là khi họ đang phải thích nghi với phong cách sống Mỹ lần đầu.

Mặc dù chi phí trung bình không nhất thiết phản ánh những gì tất cả các sinh viên phải trả, chi phí ăn ở hàng năm dao động từ 7.000 và 10.000 đô la Mỹ một năm.


Hỗ trợ tài chính

Hầu hết các trường ở Mỹ cấp học bổng và trợ cấp cho sinh viên quốc tế, mặc dù những suất học bổng và trợ cấp có tính cạnh tranh cao.Đây thường là dựa trên nhu cầu hoặc được trao giải thưởng cho kết quả học tập xuất sắc trong lĩnh vực nghiên cứu, thể thao, biểu diễn nghệ thuật hoặc lĩnh vực khác. Bạn nên kiểm tra với trường để biết thêm về kinh phí mà họ dành cho sinh viên quốc tế.Bạn cũng có thể tìm hiểu cơ hội tài trợ khác từ chính phủ hoặc của các công ty và tổ chức trong nước và quốc tế.


Dịch vụ chuyển tiền cho sinh viên quốc tế

Trong khi bạn đang học ở nước ngoài bạn sẽ cần phải chuyển tiền từ nước bạn đến nước bạn đang học tập, để trả tiền học phí, ăn ở và chi phí sinh hoạt.

Cách nhanh nhất và hiệu quả nhất của việc chuyển tiền là thông qua một công ty ngoại hối. World First hay Western Union là  những công ty ngoại hối đứng đầu trên thế giới cung cấp dịch vụ chuyên chuyển tiền cho sinh viên quốc tế.

Ngoài ra, phụ huynh có thể chuyển tiền cho con em mình thông qua các ngân hàng. Tuy nhiên, các ngân hàng đòi hỏi thủ tục nhiều hơn và chi phí cũng cao hơn.


Việc làm thêm ở Mỹ

Những sinh viên vào Mỹ có thị thực F-1 hoặc M-1 được phép làm việc trong khuôn viên trường 20 giờ một tuần và toàn thời trong các ngày nghỉ. Công ăn việc làm điển hình trong khuôn viên trường bao gồm làm việc trong thư viện trường, làm việc ở quầy giúp đỡ hoặc làm việc trong căng tin.

Các sinh viên đang theo học tại Mỹ có thể đi làm tại các nhà hàng, tiệm nail mà không cần giấy phép ( làm chui) để trang trải học phí và sinh hoạt phí. Ngoài lương tính theo giờ, các công việc này còn tính thêm tiền tip (tổng cộng khoảng 10 đến 15usd/h)

Sau một năm nghiên cứu, bạn có thể nộp đơn Cục Di trú và Quốc tịch Mỹ (USCIS) xin giấy phép đi làm việc đặc biệt, cho phép bạn được làm việc ngoài khuôn viên trường. Phòng quốc tế trong trường của bạn sẽ có thể cung cấp cho bạn thông tin về các thủ tục xin giấy phép. Nếu bạn được chấp nhận, bạn vẫn sẽ bị hạn chế làm việc 20 giờ một tuần và toàn thời trong các ngày nghỉ.


Lộ trình học tại Mỹ

Hết lớp 9
1.       Lớp 10 TĐVH à Lớp 11 J1 Basic à Lớp 12 F1 tự túc à Community college à University
2.       Lớp 10 TĐVH à Lớp 11 J1 Basic à Lớp 12 F1 tự túc àUniversity
3.       Lớp 10 F1 Basic à Lớp 11 F1 tự túc à Lớp 12 F1 tự túc à Community college à University
4.       Lớp 10 F1 Basic à Lớp 11 F1 tự túc à Lớp 12 F1 tự túc à University
5  Lop 10 TDVH —->  Fast Track  ( College  2 nam )  =>  University
6 Lop 10 F1 basic ==>  Fast Track  ( College 2 năm )  =>  Uviversity
5.       Lớp 10 F1 tự túc à Fast track (college 2 năm) à University
6.       Lớp 10 F1 tự túc à Lớp 11 à Lớp 12 à Community College à University
7.       Lớp 10 F1 tự túc à Lớp 11à Lớp 12 à University
8.       Lớp 10, 11,12 Boarding à University
Hết lớp 10:
9.       Lớp 11 TĐVH à Lớp 12 J1 Basic à Community college à University
10.   Lớp 11 TĐVH à Lớp 12 J1 Basic àUniversity
11.   Lớp 11 F1 Basic à Lớp 12 F1 tự túc à University
12.   Lớp 11 F1 Basic à Lớp 12 F1 tự túc àUniversity
13.   Fast track (college 2 năm) => Community College à University
14.    Fast track ( College 2 năm ) =>  University
14.   Lớp 11 F1 tự túc à Lớp 12 à Community College à University
15.   Lớp 11 F1 tự túc à Lớp 12 à University
16.   Lớp 11 Boarding à Lớp 12 Boarding à University
Hết lớp 11:
1.       Lớp 12 J1  à Community college à University
2.       Lớp 12 J1  àUniversity
3.        Lớp  12 F1 Basic  ==>  Community College ==>  University
4.        Lớp  12 F1 Basic ==>  University
3.       Lớp 12 F1 tự túc à Community college à University
4.       Lớp 12 F1 tự túc àUniversity
5.       Fast track (college 2 năm) à University
Hết lớp 12:
1.       Tiếng Anh à Community college à University
2.       Tiếng Anh à University
3.       Community college à University
4.       University

Học sinh lớp 6-7:

– Xây dựng nền tảng say mê kiến thức, khám phá bản thân, khám phá thế giới

– Xây dựng kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh tự tin

Học sinh lớp 8-9

– Xây dựng kỹ năng làm các bài thi chuẩn hoá

– Đẩy mạnh kỹ năng đọc và viết học thuật

– Nếu du học tại các trường trung học nội trú: luyện thi SSAT

– Tham gia ác hoạt động ngoại khóa

Học sinh lớp 10

– Luyện thi các kỳ thi bắt buộc đối với các trường ĐH TOP 100: SAT, TOEFL/IELTS, SAT II

– Nghiên cứu về yêu cầu của các trường đại học

– Tham gia tích cực các hoạt động ngoại khóa, đảm nhận vai trò “LEADER”

  Học sinh lớp 11

– Đạt điểm cao trong các kỳ thi bắt buộc đối với các trường ĐH TOP 100: SAT, TOEFL/IELTS, SAT II

– Lên danh sách các trường mục tiêu phù hợp với học sinh và điều kiện gia đình

-Tham gia các hoạt động ngoại khóa, đảm nhận vai trò “LEADER”

Học sinh lớp 12

– Hoàn tất điểm số trong các kỳ thi bắt buộc đối với các trường ĐH TOP 100: SAT, TOEFL/IELTS, SAT II (nếu còn thời gian)

– Hoàn tất các bài luận tuyển sinh

– Thư giới thiệu từ giáo viên

– Rà soát lại lần cuối bộ hồ sơ du học:

+ Hạn nộp đơn và giấy tờ tài chính

+ Đợt nộp đơn (ED/EA/RD)

+ Điểm SAT, TOEFL cho trường

+ Bài luận chính

+ Bài luận phụ (tùy trường)

+ Bảng điểm

+ Thư giới thiệu

+ Đơn cho giáo viên

+ Đóng phí nộp đơn/Fee Waiver

+ Các giấy tờ tài chính

+ CSS/ISFAA/ICOF

+ Chuẩn bị phỏng vấn (nếu có)


Để thực hiện ước mơ đi du học Mỹ bạn cần phải xem xét, cân nhắc chọn cho mình một lộ trình hướng đi du học phù hợp với khả năng lẫn năng lực tài chính. Trước tiên bạn cần xác định mình thuộc nhóm học sinh có học lực như thế nào: xuất sắc, học sinh giỏi hay học lực bình thường?

Xác định lộ trình tốt nhất khi du học Mỹ

Ai cũng nghĩ đi du học Mỹ rất khó và tốn thật nhiều tiền! Nhưng sự thực là đi du học Mỹ không hề khó, thậm chí bạn còn có nhiều cơ hội để ẵm học bổng và chắc chắn 100% có Visa du học Mỹ.

Để thực hiện ước mơ đi du học mỹ bạn cần phải tỉnh táo chọn cho mình một lộ trình du học phù hợp. Trước tiên bạn cần biết mình thuộc nhóm học sinh có học lực như thế nào: cực kỳ xuất sắc, học sinh giỏi hay học sinh bình thường? Bạn đã có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế hay cần sang Mỹ để học Tiếng Anh trước rồi mới vào 1 trường nào đó tại Mỹ?

Tiếp theo, bạn phải xác định ước chừng ngân sách trang trải cho việc đi du học mỗi năm bao nhiêu tiền bao gồm cả học phí và ăn ở và chương trình học này kéo dài bao lâu. Bởi vì học phí và chương trình học của các trường ở Mỹ rất đa dạng do vậy bạn cần được tư vấn để xác định sẵn lộ trình du học cho cá nhân mình.

Nếu bạn là người có học lực không quá xuất sắc, tiếng Anh cũng không thuộc loại giỏi và có 1 khoản kinh phí vừa phải để đi du học Mỹ, thì bạn cần phải nghiên cứu cho mình 1 trường học có chương trình học phù hợp với sức học của bạn, và quan trọng là phải thích hợp túi tiền của gia đình bạn.

Như vậy trong trường hợp này thì việc lựa chọn những trường top là rất đắt đỏ mà không hiệu quả. Bảng xếp hạng (ranking) chỉ là “guideline” còn Mỹ thì có rất nhiều trường tốt, ví dụ như trường University of Wisconsin- Stevens Point, Arkansas State University, Drexel University, Truman State University, Mount Union University, Troy University, trường thuộc hệ thống SUNY ,…


Các vấn đề khi tìm học bổng du học Mỹ

Dĩ nhiên, vì túi tiền của gia đình bạn có hạn nên bạn cũng cần quan tâm tới các suất học bổng của các trường này.Vậy làm thế nào để săn được những suất học bổng từ các trường ở Mỹ?

Bạn lại cần phải chú trọng tới việc xử lý hồ sơ, cách viết những bài luận gây được thiện cảm với hội đồng xét tuyển, khai thông tin vào đơn xin học, khai tài chính…

Nếu hồ sơ của bạn rất đẹp nhưng bạn không biết cách xử lý thông tin hợp lý thì bạn cũng không đạt kết quả tốt vì hội đồng xét tuyển đã đọc rất nhiều bộ hồ sơ mỗi năm và họ dễ dàng phát hiện nếu bạn đạo văn khi viết luận hay khai gian lận thông tin người viết thư giới thiệu hoặc lạm dụng để xin hỗ trợ tài chính.

Tuy nhiên nếu bạn là 1 học sinh có điểm tổng kết xấp xỉ hoặc trên 8.0/ 10; điểm SAT tầm 1700/ 2400, TOEFL tầm 80/120 (Hoặc IELTS 6.0/9.0) mà do biết cách làm hồ sơ nên vẫn có học bổng ở những trường chất lượng cao.

Còn nếu điểm số và học lực của bạn chưa được như mức nêu trên, thì bạn cần lựa chọn cho mình 1 lộ trình an toàn khác, ví dụ như đi du học tự túc ở những trường có mức học phí trung bình, học tại các trường công, hay đi học tại các trường Cao Đẳng Cộng Đồng, hoặc đi học các khóa học dự bị


Du học Mỹ không khó như bạn nghĩ

Bạn không cần phải lo lắng nữa! Sự thật là các nhân viên phòng lãnh sự muốn cấp visa cho các bạn , miễn là các bạn đáp ứng các yêu cầu của họ. Những tin đồn và vô số các thông tin sai lệch hiện nay khiến nhiều bậc phụ huynh và các bạn học sinh/sinh viên nghĩ rằng xin visa du học là rất khó khăn.Tuy nhiên, việc đó đơn giản hơn bạn nghĩ. Bạn chỉ cần chứng minh cho nhân viên lãnh sự thấy bạn đáp ứng đủ 3 điều kiện:

  • Bạn là một người học sinh thực thụ (có nghĩa là bạn không hề có ý định sử dụng visa không định cư để nhập cư vào Hoa Kỳ).
  • Bạn có khả năng chi trả cho việc học tập của mình.
  • Bạn có kế hoạch quay về quê hương sau khi kết thúc thời gian học tập.

Mọi câu hỏi mà nhân viên lãnh sự ngồi sau khung cửa kính đặt ra sẽ chỉ xoay quanh ba điểm mấu chốt này. Các nhân viên lãnh sự là người đưa ra quyết định – đồng ý, cân nhắc việc bổ sung thêm các giấy tờ hay từ chối cấp visa – hoàn toàn dựa trên các câu trả lời của bạn, kĩ năng và trực giác của họ. Điều này có nghĩa là bạn nên nói sự thật, sử dụng các tài liệu xác thực và giải thích mọi kế hoạch của mình một cách logic và rành mạch.

Vì vậy, thiết nghĩ đi du học Mỹ không khó, chỉ cần biết cách chọn cho mình lộ trình du học phù hợp và xử lý hồ sơ an toàn, hợp lý, chắc chắn bạn sẽ biến giấc mơ du học Mỹ trở thành hiện thực.


Bạn cần tìm hiểu về 3 loại visa du học Mỹ sau:

Visa F-1: loại được cấp cho sinh viên ghi tên vào trường Đại học hoặc chương trình học tiếng Anh. Đối với loại Visa F-1, sinh viên phải hoàn thành các môn học tối thiểu bắt buộc để có thể trở thành sinh viên chính qui.Sinh viên có thể ở lại Mỹ thêm 60 ngày ngoài thời gian học để hoàn thành chương trình học. Những sinh viên xin cấp Visa F-1 phải chứng minh được họ có đủ nguồn tài chính dự trữ để trả cho tất cả chi phí của năm học đầu tiên và sẽ có những nguồn tài chính đầy đủ cho những năm tiếp theo của khoá học. Đọc thêm về Visa F1.

Visa M-1: được cấp cho sinh viên tham gia vào các khóa thực hành và các trường dạy nghề. Loại visa này có giá trị tối đa một năm.Những sinh viên xin cấp Visa M-1 phải chứng minh được tài khoản để có thể trả ngay học phí cũng như phí sinh hoạt cho tất cả khoá học.

Visa J-1: được cấp cho những sinh viên cần được đào tạo thực hành, các khóa thực hành không có ở nước họ nhưng phải hoàn thành do nằm trong chương trình đào tạo.


Giới thiệu các chương trình du học Mỹ

1. Trao đổi văn hóa

Chương trình học bổng giao lưu văn hóa Mỹ được Chính phủ Mỹ – Bộ Ngoại Giao Mỹ bảo trợ. Các bạn học sinh nằm trong độ tuổi từ lớp 9 – lớp 11 là đối tượng phù hợp tham gia chương trình và sẽ đi trao đổi văn hóa 1 năm trong trong thời gian từ lớp 10 – lớp 12.

Các học sinh đi trao đổi văn hóa được bố trí học ở các trường Công lập rải trên khắp đất nước Mỹ như một học sinh gốc Mỹ. Các bạn sẽ được các gia đình người Mỹ nhận và cho ăn, ở như một thành viên trong gia đình họ. Đồng thời, bạn được miễn hoàn toàn học phí suốt thời gian đi học.

Chính vì những đặc điểm này, học sinh thích đi Giao lưu văn hóa(GLVH). Vừa được học tiếng Anh, vừa được học chính khóa, vừa được giao lưu mà chi phí lại vô cùng rẻ. Thông thường các bạn học sinh đi Giao lưu văn hóa đến 90% quay lại nước Mỹ học tập, 9% các học sinh còn lại đi du học ở các quốc gia khác và chỉ có một vài bạn quay trở lại học tập trong nước. Nhiều học sinh coi đây là một trải nghiệm tích cực, một cơ hội quý báu để chuẩn bị cho du học.

Làm sao để đi giao lưu văn hóa

 Thông thường, điều kiện để đi GLVH gồm:

  • Học sinh phải nằm trong độ tuổi lớp 9 – lớp 11,
  • Học lực của học sinh phải khá trở lên, hạnh kiểm tốt,
  • Tiếng Anh phải tốt (đo bằng điểm thi ELTIS, tối thiểu 217),
  • Học sinh phải tự tin, năng động và có kỹ năng giải quyết vấn đề: tất cả các thông tin trong hồ sơ, bài tự luận, thư giới thiệu, học sinh phải tự chuẩn bị chứ không nên do bố mẹ làm hộ hay ai khác giúp đỡ.

*Lưu ý về thời gian: để tham gia chương trình cần có sự chuẩn bị tốt. Nếu một học sinh muốn đi Giao lưu Văn hóa vào lớp 11, học sinh đó cần nộp giấy tờ và tiến hành làm hồ sơ trong năm học lớp 10 (trước thời gian đi Giao lưu Văn hóa khoảng 10 tháng)

2. Học bổng Trung học

Chương trình học bổng dành cho học sinh trong độ tuổi Trung học, được sự điều hành của tổ chức quốc tế với rất nhiều Trường Công lập và Tư thục trải đều khắp các tiểu bang tại Mỹ. Chương trình tạo cơ hội học hỏi, trải nghiệm cuộc sống Mỹ và nâng cao kiến thức làm nền tảng vững chắc cho học sinh khi bước vào ngưỡng cửa Cao Đẳng, Đại Học tại Mỹ.

Lợi ích khi tham gia chương trình:

Chi phí học tập và sinh hoạt thấp.

Cơ hội học tập trong môi trường quốc tế và trải nghiệm cuộc sống Mỹ với gia đình bản xứ.

Rèn luyện tính tự lập, sáng tạo và năng động.

Được cấp visa F1.

Dễ dàng chuyển tiếp các trường Cao Đẳng, Đại Học nổi tiếng tại Mỹ.

Điều kiện tham gia:

– Đạt điểm thi Anh văn ELTIS 212 trở lên.

– Học sinh khá, có điểm trung bình các môn học trên 6,5.

– Có khả năng thích nghi và hòa nhập với môi trường

sống tại Mỹ.

3. Trung học Boarding

Mô hình Phổ thông nội trú là một mô hình danh giá và nổi trội trong nền giáo dục Mỹ dựa trên nền tảng về cơ sở vật chất, chất lượng giáo viên, và kiến thức học thuật cũng như kiến thức xã hội mang tính ứng dụng cao.

 Thế nào là Trường Nội Trú ?

Trường nội trú có thể là trường cấp hai hoặc trường cấp ba. Các trường nội trú thường tọa lạc ở những vị trí xung quanh các thành phố hay khu đô thị lớn ở Bắc Mỹ. Điều này giúp các sinh viên có đủ điều kiện vật chất để phát triển tối đa về mọi phương diện và gia đình các em cũng thấy được sự thuận tiện trong việc đi lại.

Trường Nội Trú sẽ cho các học sinh nhiều trải nghiệm quý giá

Nhắc đến trường Nội trú là nhắc đến ngôi trường với bề dày truyền thống trong học tập, nơi luôn có giáo trình đa dạng và cập nhật nhất, một đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao và đầy tâm huyết. Số lượng học sinh trong các lớp luôn được đảm bảo vừa đủ để tăng điều kiện và cơ hội được tương tác cho các học sinh.

Trong một nghiên cứu được thực hiện gần đây ở các trường Nội trú, kết quả cho thấy có đến 90% các học sinh được khảo sát đều cảm thấy được sự thách thức trong học tập. Cụ thể: tổng thời gian trong tuần dành cho việc làm bài tập về nhà của học sinh Công lập là 8 tiếng/ tuần và của học sinh Nội trú là 17 tiếng/ tuần. Như vậy, so với các bạn tại các trường Công lập, các học sinh trường Nội trú thường dành gấp đôi thời gian.

Rèn luyện bên ngoài phạm vi lớp học

Việc học tập đã vượt ra bốn bức tường của lớp học. Trong môi trường Nội trú, sự tương tác giữa học sinh và giáo viên là rất cao do có điều kiện sinh hoạt trong cùng khuôn viên trường. Nhờ đó, giáo viên không chỉ là người truyền dạy kiến thức mà hơn thế nữa còn đóng vai trò như những người bố người mẹ nuôi của các học sinh, chăm lo đời sống tri thức và đời sống tinh thần cho các em, chia sẻ nhiều kinh nghiệm sống quý báu và bổ ích cho các em trong và ngoài lớp học. Thông qua đó, những bài học quan trọng đầu tiên của tuổi trưởng thành được các em tiếp thu và vận dụng một cách dễ dàng hơn. Một ưu điểm khác nữa là các học sinh trung học Nội trú cũng có nhiều cơ hội được tham gia vào các hoạt động ngoại khóa nhiều hơn so với các học sinh ở môi trường khác.

Học sinh trung học nội trú: cơ hội khám phá và rèn giũa tính tự lập

Mô hình các trường Nội trú rất đa dạng, có thể tập trung vào nghệ thuật hay quân sự nhưng có một điểm chung là thành phần học sinh ở trường Nội trú rất đa dạng, đến từ những môi trường gia đình khác nhau. Chính đặc điểm này đã tạo điều kiện cho các học sinh được học cách sống tự lập thực sự. Các em phải học cách hòa đồng, tin tưởng và tôn trọng nhau trong môi trường giáo dục Nội trú nơi được xem là “tự do trong khuôn khổ của sự kiểm soát” này.

Theo ghi nhận từ kết quả phỏng vấn các cựu học sinh trường Nội trú thì các bạn đều đồng ý rằng các bạn đã có cơ hội được học tập và lựa chọn cách sống có trách nhiệm với bản thân từ độ tuổi rất nhỏ.87% các sinh viên đã tốt nghiệp nói rằng các em đã được chuẩn bị tốt cho đại học so với chỉ 39% các bạn cùng trang lứa tại các trường Công lập.

Học sinh nội trú hôm nay và thành công trong tương lai

Món quà quý giá nhất mà các trường nội trú tặng cho những học sinh của mình là sự tôi luyện để đạt được thành công cho tương lai. Môi trường học tập đầy khó khăn và sức ép đòi hỏi tính độc lập và sự trưởng thành sớm đã tạo điều kiện cho các học sinh trưởng thành từ môi trường Nội trú đạt được thành công sau này trong mọi mặt, như vềnghề nghiệp, xã hội và văn hóa.  Trên con đường công danh sự nghiệp, 44% các học sinh tốt nghiệp từ các trường Nội trú đạt được thành công ở vị trí quản lý cao cấp và 60% cựu học sinh đóng góp tích cực cho các tổ chức xã hội.

Nắm bắt cơ hội có một không hai

Người ta thường nói đùa rằng tại các trường nội trú, sinh viên “sống để học” vì các em dành phần lớn thời gian trong ngày để học tập và rèn luyện.Nhưng đồng thời các em cũng “học cách sống” bởi các em phải gánh vác trách nhiệm nặng nề hơn khi phải tự lập sớm hơn.Môi trường Nội trú đã có tác động không nhỏ lên các học sinh của mình. Không có gì ngạc nhiên khi các cựu học sinh đều có ấn tượng rất tốt về trường Nội trú: 80% cựu học sinh khẳng định nếu có cơ hội cũng vẫn muốn trải nghiệm lại khoảng thời gian thú vị tại trường nội trú .

4. Cao đẳng cộng đồng Mỹ

Ở Hoa Kỳ, trường đại học cộng đồng (community college, đôi khi còn gọi là junior college, technical college, two-year college, hay city college) chủ yếu là các cơ sở giáo dục đại học công lập hệ hai năm cung cấp giáo dục đại học và những năm đầu của giáo dục sau trung học, cấp các chứng chỉ (certificates), diploma, bằng associate (bằng “cao đẳng”). Nhiều trường đại học cộng đồng còn có chương trình giáo dục suốt đời và giáo dục cho người lớn tuổi.Sau khi tốt nghiệp từ một trường cao đẳng cộng đồng, một số sinh viên chuyển tiếp lên học ở các đại học hay các hệ bốn năm thêm từ hai đến ba năm nữa để lấy bằng cử nhân (bachelor’s degree).

Trước thập niên 1970, các trường đại học cộng đồng ở Hoa Kỳ thường được gọi là junior college.Tên gọi này vẫn còn được sử dụng ở một số cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, theo thời gian thuật ngữ junior college được dùng để chỉ các cơ sở giáo dục tư thục hệ hai năm, còn community college thì được dùng để chỉ các cơ sở công lập hệ hai năm. Tên gọi community college xuất hiện từ thực tế là các trường này chủ yếu thu hút và chấp nhận sinh viên từ cộng đồng địa phương, và thường được cấp kinh phí lấy từ nguồn thu thuế ở địa phương.

Nhiều trường đại học cộng đồng ở Hoa Kỳ phát triển lên thành những trường đại học cộng đồng toàn diện (comprehensive community colleges). Những trường này có các chương trình sau:

  1. Giáo dục chuyển tiếp (transfer education): Những sinh viên học hai năm ở đây sẽ chuyển sang học tiếp ở các cơ sở giáo dục hệ bốn năm để lấy bằng cử nhân
  2. Giáo dục nghề (career education): Sinh viên tốt nghiệp với bằng associate và ra trường làm việc ngay.
  3. Giáo dục bổ túc (developmental): Dành cho những học sinh trung học chưa sẵn sàng vào học đại học.
  4. Giáo dục suốt đời (continuing): Gồm những khóa học không lấy tín chỉ dành cho những ai quan tâm và muốn trau dồi kiến thức.
  5. Đào tạo nhân lực cho các ngành nghề (industry training): Chương trình giáo dục và đào tạo được các công ty địa phương “đặt hàng” để đào tạo nhân viên.
  6. Giáo dục trực tuyến (e-learning): Những khóa học từ xa qua máy tính.

Hiện nay, Hoa Kỳ có tất cả 1.132 trường cao đẳng cộng đồng, trong đó có 986 trường công lập, 115 trường độc lập, và 31 trường dành cho người Mỹ bản địa.

Đặc điểm của các Cao Đẳng Cộng Đồng là sĩ số lớp nhỏ, điều đó giúp học sinh được giáo viên quan tâm đến quá trình học tập nhiều hơn.Mục tiêu hàng đầu của các trường Cao Đẳng Cộng Đồng là tập trung vào thực hành chứ không phải nghiên cứu.Nhiều giảng viên của nhà trường là các giáo sư có kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực mình đang giảng dạy và sinh viên có thể dễ dàng tiếp xúc với các giáo sư để xin trợ giúp tại văn phòng tư vấn học tập của trường.

Học phí tại các trường Cao Đẳng Cộng Đồng thường thấp hơn nhiều so với chi phí tại các trường đại học 4 năm.Đây là yếu tố để giảm thiểu chứng minh tài chính khi đi xin Visa tại Đại sứ quán Mỹ.

Học phí trung bình một năm học của trường đại học công lập ở Mỹ khoảng 10.000 – 15.000 USD, đại học tư khoảng 25.000 – 30.000 USD nhưng trong khi đó nếu học tại trường CĐCĐ sinh viên chỉ trả từ 5.000 – 7.500USD/năm. Như vậy học phí chỉ bằng một nửa học phí của trường đại học công lập và ¼ của trường đại học tư. Giải thích về điều này là bởi vì các trường CĐCĐ đều nhận được sự tài trợ từ ngân sách liên bang, ngân sách tiểu bang và nguồn thu thuế của địa phương. Nên dù có áp dụng chính sách học phí riêng cho sinh viên quốc tế thì vẫn rẻ hơn so với học phí ở đại học 4 năm.

Yếu tố quan trọng nữa để các bạn lựa chọn trường Cao Đẳng Cộng Đồng là chính sách tuyển sinh mở cửa. Nếu các trường đại học đòi hỏi bạn phải có học lực tốt, các chứng chỉ có chuẩn hoá như: SAT, TOEFL… vv thì các trường Cao Đẳng nay không bắt buộc. Vậy các bạn sinh viên không đủ điều kiện đăng ký thẳng vào đại học thì vào các trường Cao Đẳng Cộng Đồng là giải pháp tối ưu. Hầu hết các trường đại học Mỹ yêu cầu cao về học lực, điểm TOEFL và SAT khi nộp đơn nhưng đối với CĐCĐ thì sinh viên có thể nộp đơn mà không cần điểm TOEFL và điểm SAT. Đối với những sinh viên chưa có TOEFL hoặc chưa đạt trình độ Anh văn theo yêu cầu thì vẫn có thể tham gia các khoá tiếng Anh ngay tại trường. Hơn nữa, tại trường CĐCĐ tối đa chỉ khoảng 30 sinh viên/lớp, tạo điều kiện cho sinh viên có nhiều cơ hội để phát biểu ý kiến của mình và mọi thắc mắc được trao đổi chi tiết hơn với giáo viên.

Xuất phát từ triết lý cơ bản của hệ trường cao đẳng cộng đồng Hoa Kỳ là một hệ thống chiêu sinh đầu vào ‘mở’ sẽ mang lại một điều kiện ban đầu rất thoáng giống nhau cho mọi đối tượng để ai cũng có thể tiếp cận các kỹ năng và kiến thức ở trình độ đại học , thể hiện được sự công bằng giữa các giai tầng xã hội trong cơ hội việc làm. Hệ thống đầu vào mở này cũng áp dụng cho cả sinh viên quốc tế.
Tuy nhiên hệ thống mở không có nghĩa là ai cũng có thể vào bất cứ chương trình nào mà không bị đòi hỏi phải có những khả năng học tập nhất định. Thật ra những điều kiện tiên quyết đầu vào đại học tại một trường cao đẳng cộng đồng không khác với một đại học hệ 4 năm, điều khác biệt là ở chỗ, các trường cao đẳng cộng đồng thay vì khước từ những sinh viên không đạt đủ điều kiện đầu vào, sẽ tạo điều kiện cho các sinh viên này bằng một đường dẫn khác để đạt được điều kiện cần thiết.

Bạn chưa có điểm SAT chưa đạt chuẩn và điểm TOEFL tối thiểu ư? Bạn vẫn được nhận vào trường với điều kiện là bạn sẽ phải chứng tỏ được khả năng Anh ngữ của mình được cải thiện sau một khóa học tiếng Anh chuyên sâu tại trường. Chính vì vậy mà hầu hết các trường cao đẳng cộng đồng đều có trung tâm Anh ngữ của mình nhằm cung cấp các kỹ năng tiếng Anh cần thiết cho việc học tập đại học của sinh viên quốc tế, ngoài ra còn có những lớp ‘bridging courses’ vừa dạy tiếng Anh vừa kết hợp một số tín chỉ ban đầu của năm đầu đại học điều này cho phép bạn rút ngắn được thời gian học tập chính khóa và như vậy tiết kiệm được chi phí học tập của mình.

Phần lớn các trường Cao Đẳng Cộng Đồng có các chương trình giảng dạy tiếng Anh đa dạng để tạo điều kiện cho những sinh viên chưa đủ điều kiện tiếng Anh cũng có thể nhập học được.Sau khi kết thúc chương trình tiếng Anh, sinh viên đã bước vào ngưỡng cửa của các trường đại học tại Hoa Kỳ.

Hiện nay, số lượng sinh viên theo học tại các trường Cao Đẳng Cộng Đồng Mỹ ngày càng gia tăng bởi tính ưu việt và đầy thuận lợi cho sinh viên. Đây chính là nền tảng vững chắc trước khi chính thức bước vào Trường Đại Học Mỹ

Thông thường đối với sinh viên nộp thẳng vào trường đại học, thì chỉ được phép ở lại làm việc 1 năm sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, đối với chương trình CĐCĐ, sinh viên được phép đi làm đến 2 năm.Cụ thể cứ học 2 năm sẽ được làm 1 năm.Điều này giúp sinh viên có cơ hội học hỏi kinh nghiệm, ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn và sau đó trở lại học tại trường đại học. Như vậy sinh viên sẽ học hiệu quả hơn và kiếm thêm thu nhập trang trải cho việc học hành.

Chính sách chuyển tiếp của các trường cao đẳng cộng đồng cho phép bạn chuyển tiếp vào 2 năm cuối tại các trường đại học hoặc cao đẳng hệ 4 năm để lấy bằng cử nhân cho ngành học của mình. Cần lưu ý là không phải bạn có thể chuyển tiếp lên trường đại học nào cũng được mà nên tham khảo trước, xem trường đại học nào chấp nhận chuyển tiếp toàn bộ hay một phần các tín chỉ đã học tại trường cao đẳng cộng đồng thông qua các thỏa thuận chuyển tiếp (articulation agreements) giữa các trường với nhau, hoặc một sự chấp nhận qua thực tế. Bạn có thể tham khảo điều này trong các trang web của các trường cao đẳng cộng đồng.

 5. Đại học Mỹ

Với chương trình Đại học, hai năm đầu, sinh viên sẽ phải học rất nhiều khóa học khác nhau, thường được biết đến như các khóa học cơ bản: văn học, khoa học, khoa học xã hội, nghệ thuật, lịch sử và nhiều môn học khác. Điều này giúp sinh viên tích lũy kiến thức nền tảng chung phong phú trước khi tập trung học môn chính. Nhiều sinh viên lựa chọn học tại trường cao đẳng cộng đồng để hoàn thành hai năm đầu chương trình học cơ bản.Sinh viên sẽ lấy bằng chuyển tiếp Associate of Arts (AA) sau đó chuyển tiếp lên trường đại học hoặc cao đẳng hệ bốn năm.

Một đặc điểm riêng của hệ thống giáo dục bậc cao của Mỹ là sinh viên có thể thay đổi ngành học chính bất cứ lúc nào.Việc thay đổi ngành học chính khi học đại học là hoàn toàn bình thường đối với sinh viên Mỹ. Thường sinh viên sẽ phát hiện một ngành nào đó họ xuất sắc hoặc thích thú.Hệ thống giáo dục Mỹ rất linh hoạt.Cần lưu ý là thay đổi ngành học cũng đồng nghĩa với việc phải học nhiều môn hơn, tốn nhiều thời gian và chi phí hơn.

Các trường Đại học Tư thục

Trường đại học tư thục là những trường không phải do chính phủ điều hành, mặc dù nhiều trường học ở Mỹ thuộc loại này vẫn nhận được tài trợ từ công quỹ, nhất là dưới hình thức xem xét ưu đãi thuế và những khoản vay và trợ cấp của chính phủ dành cho sinh viên. Các trường này nhận được tài trợ tư nhân thông qua sự đóng góp của các cựu sinh viên, tài trợ nghiên cứu dành cho ban giảng huấn, và tiền học phí. Sinh viên Mỹ thích học ở các trường tư thục vì những trường này có các nguồn trợ giúp về kỹ thuật, cơ sở nghiên cứu, và sĩ số lớp học thấp.Các trường đại học tư thục có thể thu hút và lưu giữ những giảng viên nổi tiếng trong lãnh vực giáo dục của họ. Kinh nghiệm giảng dạy được làm phong phú thêm bởi kinh nghiệm phong phú ở bên ngoài lớp học của đội ngũ giảng viên. Bạn có thể tìm thấy những chương trình học khác thường và rất mới lạ tại khuôn viên các trường đại học tư thục. Một số các trường đại học nổi tiếng ở Mỹ, có mức độ cạnh tranh và tuyển chọn gắt gao nhất của nền giáo dục bậc cao này là trường tư thục. Ví dụ, U.S. News & World Report xếp hạng mười trường đại học hàng đầu ở Hoa Kỳ trong năm 2012 (theo số thứ tự) như sau: Trường Đại học Harvard, Trường Đại học Princeton, Trường Đại học Yale, Trường Đại học Columbia, Học viện Kỹ thuật California, Học viện Kỹ thuật Massachusetts, Trường Đại học Stanford, Trường Đại học Chicago, Trường Đại học Pennsylvania và Trường Đại học Duke.

Các trường Đại học Công lập

Cơ sở giáo dục công lập, thường được gọi là trường đại học tiểu bang, là cơ sở nhận tài trợ từ chính quyền tiểu bang và/hoặc liên bang, mặc dù thu nhập từ học phí và tài trợ tư nhân cũng đóng góp vào sự ổn định tài chính của những trường này. Những cơ sở này có thể tuân theo các yêu cầu tuyển sinh toàn tiểu bang, hay có những yêu cầu của riêng mình. Tiền tài trợ nghiên cứu dành cho ban giảng huấn thường là quan trọng đối với đội ngũ giảng viên của trường đại học tiểu bang và đem lại rất nhiều cơ hội nghiên cứu thực tiễn cho bạn. Những trường đại học công lập này thường có các khoa lớn cung cấp rất nhiều sự chọn lựa về bằng cấp. Trường đại học công lập hay tiểu bang nói chung thường ít tốn kém hơn các cơ sở giáo dục tư thục, nhưng vẫn cung cấp những cơ hội học tập tuyệt vời.

Theo tính chất, các trường Đại học ở Mỹ chia làm 3 kiểu trường như sau:

Đại học Quốc Gia (National University)

National University đào tạo theo chiều rộng, bao gồm các ngành học đa dạng của bậc đại học (undergraduate), thạc sĩ (master’s degree) và tiến sĩ (doctoral degree). Nhiều National University đầu tư chuyên sâu về nghiên cứu khoa học và học thuật và và  được chính phủ đài thọ các  đề tài nghiên cứu.Ngoài ra, các National University cũng có một nhiệm vụ ngầm là nghiên cứu ra các đề tài mang tính thực tiễn cao cũng như có tầm cỡ thay đổi thế giới (ground-breaking researches).

Đại Học Liberal Arts (Liberal Arts College)

Liberal Arts là chương trình học đại học (curriculum) tập trung truyền đạt các kiến thức tổng hợp (general knowledge) cũng như phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, tổng hợp kiến thức và suy nghĩ có phân tích của học sinh. Khái niệm Liberal Arts bắt nguồn từ quàn điểm giáo dục Châu Âu, nhằm đào tạo các nhà lãnh đạo có kiễn thức rộng về nhiều mặt và có khả năng gây ảnh hưởng lên số đông nhờ khả năng truyền đạt thông tin vô cùng hiệu quả dựa trên kiến thức đa dạng của mình. Quan điểm giáo dục Liberal Arts cho rằng phần lớn các kiến thức đào tạo trong trường sẽ được đào tạo lại khi bắt đầu đi làm, và điều quan trọng là sinh viên được đào tạo tư duy sắc sảo và khả năng viết và giao tiếp tốt.

Như vậy, chương trình Liberal Arts không đi sâu vào một ngành nghề (specialization) nào mà tập trung vào đào tạo tư duy và cách suy nghĩ của học sinh.Liberal Arts bao gồm các môn khoa học tự nhiên và xã hội như Toán, Vật lý, Tâm lý, Xã hội học, Kinh tế học….,Các trường đại học giảng dạy theo chương trình Liberal Arts và chỉ tập trung vào đào tạo bậc đại học (undergraduate). Các trường đại học Liberal Arts lấy sự phát triển tư duy toàn diện của học sinh làm tiêu chí giảng dạy chứ không phải là các ngành học chuyên sâu. Tuy nhiên, học sinh của các trường đại học Liberal Arts sẽ có một định hướng ngành học rõ ràng (concentration/major), thường là sau năm thứ nhất hoặc thứ hai.

Đại học theo khu vực (Regional University and College )

Regional University và Regional College là các trường đại học đào tạo bậc đại học và thạc sĩ, chỉ có một số ít các trường là đào tạo tiến sĩ. Các trường đại học này còn được gọi là Master’s university cũng là vì lí do trên. Các trường đại học này được chia làm 4 khu vực chính của Mỹ: Bắc, Nam, Tây, và Trung Tây (North, South, West, Midwest).

Regional University khá tương đồng với National Unviersity về nhiều mặt, chỉ khác là Retional University không đào tạo đến bậc tiến sĩ và quy mô nhỏ hơn. Trong số 626 Regional University, 263 trường là đại học công, 350 là trường tư và 13 thuộc các tổ chức kinh tế (tương tự như ĐH FPT ở Việt Nam). Trong khi đó, Regional College khá giống với Liberal Arts College ở chỗ tập trung chính vào giáo dục Đại học. Tuy nhiên, trong số  370 Regional College (bao gồm 95 trường công, 259 trường tư và 16 trường thuộc các tổ chức kinh tế) chỉ khoảng 50% số trường này đào tạo theo định hướng của Liberal Arts, còn lại đào tạo theo các định hướng nghề nghiệp và chuyên môn nhiều hơn .

Các trường đại học khu vực được chia làm 4 khu vực chính của Mỹ: Bắc, Nam, Tây, và Trung Tây (North, South, West, Midwest). Đại học khu vực thường ít được biết đến ở những vùng khác vùng của đại học đó.Vì vậy, đa số sinh viên ra trường hay học sinh đang ở trường sẽ làm việc hay thực tập ở khu vực xung quanh trường (trong cùng một thành phố, vùng hoặc bang). Vì đặc tính vùng miền này, Regional University và Regional College đã được US News đặt tên mới như hiện nay (Đại học khu vực) thay vì tên Master University như cũ. US New và đồng thời gọi đại học Liberal Arts là National Liberal Arts College vì độ phổ thông khá lớn của các trường này.

Điều kiện nhập học Đại học (tùy vào quy định, yêu cầu mỗi trường), nhưng thông thường, học sinh sẽ phải đảm bảo những yêu cầu sau:

  • Tối thiểu Tốt nghiệp THPT
  • Học lực khá, bảng điểm tốt
  • Đạt được những chứng chỉ tiếng Anh cần thiết TOEFL, IELTS…
  • Vượt qua các kỳ thi đầu vào của trường (SAT, GRE, GMAT…)
  • Độc lập, bản lĩnh, có chí cầu tiến…

Bảng xếp hạng các trường Đại học tại Mỹ

U.S. News & World Report vừa công bố bảng xếp hạng trường đại học tốt nhất trên toàn nước Mỹ lần thứ 30. Phiên bản 2015 bao gồm dữ liệu từ 1800 trường đại học trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ. Bảng xếp hạng được lập ra với mong muốn giúp phụ huynh và học sinh có thể đánh giá kỹ lưỡng trước khi đưa ra lựa chọn của mình.

Để có được kết quả như công bố, U.S. News đã phải dựa trên nhiều yếu tố để đánh giá các trường đại học. Một số tiêu chí điển có thể kể đến như tỉ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp, tỉ lệ sinh viên được giữ lại trường… Những tiêu chuẩn liên quan đến đầu ra của sinh viên như trên chiếm tới 30% các tiêu chí đánh giá nói chung, và là những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến thứ hạng của trường trong bảng xếp hạng.

Đã hai năm liền đại học Princeton đoạt ngôi đầu danh mục trường đại học tốt nhất quốc gia. Trong khi đây đã là năm thứ 12 liên tiếp Williams College đứng đầu các trường Liberal Arts Colleges của Hoa Kỳ. Còn nếu bạn tìm kiếm các trường công lập tốt nhất để du học Mỹ, không thể bỏ qua đại học California—Berkeley

Đại học quốc gia tốt nhất

  1. Đại học Princeton
  2. Đại học Harvard
  3. Đại học Yale University
  4. Đại học Columbia
  5. Đại học Stanford
  6. Đại học Chicago
  7. Viện công nghệ Massachusetts
  8. Đại học Duke
  9. Đại học Pennsylvania
  10. Viện công nghệ California

Trường Liberal Art tốt nhất

  1. Williams College (MA)
  2. Amherst College (MA)
  3. Swarthmore College (PA)
  4. Wellesley College (MA)
  5. Bowdoin College (ME)
  6. Pomona College (CA)
  7. Middlebury College (VT)
  8. Carleton College (MN)
  9. Claremont McKenna College (CA)
  10. Haverford College (PA)

Trường mang lại nhiều giá trị cho sinh viên nhất

Lựa chọn ngôi trường nào sẽ mang lại cho bạn một môi trường học tập chất lượng cao, nhưng chi phí phải trả lại thấp nhất?

  1. Đại học Harvard
  2. Đại học Princeton
  3. Đại học Yale
  4. Đại học Stanford
  5. Viện công nghệ Massachuset
  6. Đại học Columbia
  7. Cao đẳng Dartmouth
  8. Viện công nghệ California
  9. Đại học Rice
  10. Đại học Pennsylvania

Trường công lập tốt nhất

  1. Đại học California —​ Berkeley
  2. Đại học California —​ Los Angeles
  3. Đại học Virginia
  4. Đại học Michigan — ​Ann Arbor
  5. Đại học Bắc Carolina—​Chapel Hill
  6. Cao đẳng William và Mary
  7. Viện công nghệ Georgia
  8. Đại học California —​ San Diego
  9. Đại học California —​ Davis
  10. Đại học California —​ Santa Barbara

Học Thạc sĩ và Tiến Sỹ ở Mỹ

Sau khi bạn đã tốt nghiệp cử nhân thì bạn có thể tiếp tục học cao hơn.Hơn 1.000 trường đại học ở Mỹ có chương trình đào tạo Thạc sĩ và tiến sỹ.Thông thường một chương trình Thạc sĩ phải mất hai năm để hoàn thành và chương trình tiến sỹ thì phải mất thêm 3 năm nữa. Nhưng không nhất thiết là bạn phải theo đúng một ngành khi muốn chuyển tiếp lên học cao hơn. Và thực tế cho thấy là các bạn thường chọn một ngành khác.
Để tiếp tục học cao học thì sinh viên phải tốt nghiệp cử nhân. Những sinh viên này phải đạt điểm khá trở lên, đặc biệt trong những môn chuyên ngành.Đối với các chương trình đào tạo Thạc sĩ như Thạc sĩ về Quản trị kinh doanh MBA thì kinh nghiệm về những lĩnh vực có liên quan sẽ là một lợi thế lớn

Thời gian đào tạo:

– Thạc sĩ: Hai năm

– Tiến sỹ: Ba năm hoặc lâu hơn, sau khi đã có bằng Thạc sĩ

Giáo dục sau Đại học có nhiều loại bằng cấp khác nhau:

Loại bằng cấp phổ biến nhất bao gồm: Thạc sĩ (MA), Thạc sĩ khoa học (MS), Thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA), Thạc sĩ nghệ thuật (MFA), Thạc sĩ luật học (J.D), Thạc sĩ khoa học xã hội (MSW) và bằng chuyên môn về giáo dục (EdS).

Loại bằng cấp cao nhất hay cuối cùng là Tiến sỹ (PhD): giáo dục (EdD), Luật học (L.L.B), Khoa học tự nhiên (DSc), Dược (MD) và Tôn giáo hay Thần học (DD).

Bằng Thạc sĩ: Để hoàn thành chương trình học thường mất từ hai năm nhưng đôi khi bạn chỉ cần một năm để có được tấm bằng này. Thông thường, bằng Thạc sĩ đòi hỏi bạn phải hoàn thành từ sáu đến tám môn học, ngoài việc phải có một dự án hay viết luận văn.

Bằng Tiến sỹ: thường yêu cầu từ năm đến bảy năm học tập sau khi có bằng Cử nhân. Có thể mất ít thời gian hơn để lấy băng Tiến sỹ nếu bạn đăng ký tham gia một chương trình học sau khi đã lấy bằng Thạc sĩ nhưng mỗi chương trình lại có yêu cầu riêng (một số chương trình không nhận sinh viên có bằng Thạc sĩ của Trường khác vào học chương trình Tiến sỹ của Trường họ).

Khác với sinh viên Đại học, sinh viên sau Đại học bắt đầu nghiên cứu chuyên sâu ngay từ ngày học đầu tiên.Bạn có thể phải hoàn thành một số môn học bắt buộc và có thể được phép chọn khoảng hai đến ba môn học khác.

Nghiên cứu là một đặc điểm chính của phần lớn các chương trình học Cao học ở Hoa kỳ.Ngoài công việc giảng dạy và công tác quản lý trường, giảng viên các khoa thường tham gia vào các nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực giảng dạy của họ.Phần lớn công việc nghiên cứu ở Hoa Kỳ được sự hỗ trợ của nhiều cơ quan trong Chính phủ Hoa Kỳ. Giảng viên các khoa đăng ký xin tài trợ cho công trình nghiên cứu của họ.Một phần tài trợ đươc sử dụng để trả lương cho người nghiên cứu, trong đó đa số là các sinh viên quốc tế.


Bảng so sánh các chương trình học tập

Điểm chung Ưu điểm Nhược điểm
Trao đổi văn hóa – Khám phá, học hỏi văn hóa Mỹ

– Điều kiện đầu vào khá đơn giản

– Dễ dàng chuyển tiếp CĐ, ĐH ở Mỹ sau này

– Chi phí thấp

– Thời gian ngắn

– Cơ hội làm quen với môi trường du học Mỹ trước những quyết định du học sau này

– Chương trình phù hợp với đa số các đối tượng

– Chi phí chỉ bằng 1/3 chi phí du học tự túc

– Dễ dàng chuyển tiếp CĐ, ĐH mà không cần TOELF trên 500

 

– Visa J-1 chỉ có giá trị trong 1 năm. Nếu muốn học tiếp tại Mỹ, phải quay về Việt Nam gia hạn visa

– Nếu không có ý định học tại Mỹ sau khí kết thúc chương trình, khi quay về VN, học sinh sẽ phải học lại chương trình của năm học đã bỏ ra vì tham gia GLVH

Học bổng Trung học Mỹ – Học bổng giá trị gần như toàn phần

– Được học tại những trường Công lập, Tư thục nổi tiếng tại Mỹ

– Chương trình học thực tiễn, dễ dàng chuyển tiếp CĐ, ĐH sau này

– Cấp visa F-1, cơ hội ở lại tại Mỹ rất cao

Số lượng học bổng có giới hạn, tỉ lệ cạnh tranh cao

 

Ưu điểm Nhược điểm
Trung học Boarding  – Môi trường nội trú an toàn, lành mạnh

– Thời gian học gấp đôi so với các trường khác

– Cơ hội apply vào các trường ĐH dễ dàng: được học các chương trình nghiên cứu rieng biệt, thường xuyên viết bài luận…

– Trường thường xuyên tổ chức các chương trình ngoại khóa, hoạt động xã hội

– Trang thiết bị hiện đại; chất lượng giảng viên đạt chuẩn

– Rèn giũa được tính tự lập

– Những quy định gắt gao đôi khi gây cảm giác ràng buộc cho học sinh

– áp lực học hành cao hơn so với các trường khác

– ít cơ hội khám phá cuộc sống homestay

– chi phí tương đối cao

Học bổng Trung học – Chương trình học bổng hỗ trợ chi phí

– cơ hội khám phá, trải nghiệm cuộc sống thực tế ở Mỹ từ quá trình ở homestay

– Môi trường học tập, sinh hoạt thoải mái, năng động

– Visa F-1 cho cơ hội ở lại học tập tại Mỹ dễ dàng hơn

– Yêu cầu tính tự học cao

– Dễ đối mặt với những vấn đề, mâu thuẫn cùng host family

 

 

Ưu điểm Nhược điểm
Cao đẳng cộng đồng – Yêu cầu đầu vào đơn giản

– Hỗ trợ các khóa Anh văn ESL cho học sinh

– Chi phí thấp

– Chương trình chuyển tiếp, liên kết với các ĐH nổi tiếng

– Môi trường học tập gần gũi, sinh viên được chăm sóc tốt

– Chương trình Optional Traning Program cho phép các bạn đi làm 24 tháng tại Mỹ

– Cơ hội làm quen với môi trường học ĐH

– Nhiều Cao đẳng cộng đồng có mối liên kết với ít trường ĐH chất lượng

– Không có chương trình học Tiến sĩ, Thạc sĩ

– cơ hội học bổng và các hình thức trợ giúp tài chính khác tại đây rất hiếm so với các trường đại học hệ 4 năm

– không có khu ký túc xá cho sinh viên tại trường

– Đối với các trường đại học không có thoả thuận chuyển tiếp với trường CĐCĐ, thì việc nhận vào học sẽ phụ thuộc vào kết quả tốt nghiệp và các tín chỉ hoàn tất tại trường cao đẳng cộng đồng căn cứ vào các yêu cầu đầu vào của các đại học này.

Đại học Mỹ – Bằng cấp danh giá hơn

– Được học tập trong môi trường chuyên nghiệp với các giáo sư nổi tiếng

– Chương trình học đạt chuẩn, được công nhận

– nhiều lựa chọn hơn về ngành học, thậm chí còn bao hàm một số khóa học của bậc Cao đẳng

– Cơ hội rèn giũa, phát huy tính tự học, tự nghiên cứu

– Khả năng học hệ sau ĐH khá dễ

– Có nhiều chính sách học bổng, hỗ trợ chi phí cho sinh viên

– Học phí cao (đặc biệt là trường Tư thục)

– Yêu cầu đầu vào cao

– số lượng sinh viên đông, đôi khi sinh viên không được quan tâm tốt

– Chỉ được hưởng 12 tháng OTP

 

 *Nên tham gia chương trình Trao đổi văn hóa hay Học bổng Trung học ?

Trước khi tham gia một chương trình nào đó, bạn nên xác định rõ mục đích của mình là gì. Nếu bạn muốn có cơ hội trải nghiệm văn hóa Mỹ trong thời gian ngắn thì nên tham gia “Trao đổi văn hóa”, còn nếu muốn học tập tại Mỹ trong thời gian dài thì chương trình “Học bổng Trung học” là dành cho bạn.
Mặt khác, nếu có ý định học tập lâu dài tại Mỹ và bạn đủ tự tin về khả năng Anh ngữ cũng như trình độ kiến thức để phỏng vấn gia hạn visa, bạn có thể tham gia trước chương trình “Trao đổi văn hóa” để lấy những trải nghiệm quý giá – đây sẽ là yếu tố thuận lợi cho quá trình phỏng vấn visa sau này. Ngược lại, bạn nghĩ mình chưa đủ khả năng để xin chuyển đổi visa từ J-1 sang F-1, bạn nên tham gia thẳng chương trình “Học bổng Trung học” để tiết kiệm thời gian và chi phí.

*Nên chọn CĐCĐ hay học thẳng vào trường Đại học?

Mỗi trường đều có những ưu và nhược điểm riêng, học tại các trường Đại học (đặc biệt trường nổi tiếng), bạn được tiếp cận những phương pháp học tập khoa học, môi trường học tập tiên tiến, con đường học tập chắc chắn, rõ ràng và nhận được nhiều chính sách hỗ trợ học bổng từ nhà trường. Tuy nhiên nếu bạn chưa tự tin hoàn toàn về khả năng tiếng Anh và học lực và kỹ năng học tập của mình cũng như điều kiện tài chánh không dồi dào để vào thẳng trường đại học hệ 4 năm thì cao đẳng cộng đồng là lựa chọn phù hơp nhất cho bạn, giống như gần 50% sinh viên Mỹ mỗi năm đã khởi đầu chương trình cử nhân của họ tại các trường cao đẳng cộng đồng.


Hồ sơ du học Mỹ

1. Quy trình làm hồ sơ

 Sơ lược về quá trình nộp hồ sơ

Đa số các trường đại học Mỹ (hay chí ít là đa số các trường đại học mà học sinh Việt Nam hay apply) đều nằm trong hệ thống CommonApp. CommonApp là một bộ hồ sơ duy nhất dùng chung cho tất cả các trường đại học nằm trong hệ thống. Hoàn thành các mục cơ bản của CommonApp là một trong những bước quan trọng đầu tiên của toàn bộ quá trình apply bắt đầu từ mùa hè sau năm lớp 11.

Ngoài CommonApp, rất nhiều các trường đại học còn có 1 bộ hồ sơ bổ sung gọi là Supplemental Application (ví dụ Yale Supplemental Application, gọi tắt là Yale supp). Đây cũng là phần bắt buộc để có thể hoàn thành bộ hồ sơ.CommonApp thường được phát hành mỗi năm vào tháng 8, trong khi đó, supplemental app lại tùy thuộc vào mỗi trường.

Nhiều trường thuộc hệ thống đại học của bang (state university) hay thậm chí một số trường đại học tư như Georgetown sử dụng bộ hồ sơ riêng.Vì vậy nếu như trong CommonApp không xuất hiện tên trường, bạn phải truy cập vào website của trường để hoàn thành hồ sơ.

Học viên có thể lựa chọn nộp Common Application bản cứng hoặc bản mềm. Với mức độ điện tử hóa hiện nay, phần lớn các thí sinh lựa chọn nộp Common App bản mềm thông qua trang commonapp.org

Các lựa chọn khi nộp hồ sơ

Early Decision (ED): là chương trình nộp hồ sơ sớm, thường có hạn chót nộp hồ sơ (deadline) là đầu tháng 11. Kết quả thường có vào giữa tháng 12 hoặc đầu tháng 1. Khi bạn quyết định lựa chọn chương trình này để nộp hồ sơ, bạn chỉ được phép ED vào 1 trường duy nhất, và khi được nhận, bạn bắt buộc phải vào học (cũng có nghĩa bạn phải từ chối lời mời nhận học từ các trường Early Action (Một lựa chọn khác có hạn trễ hơn ED) và không được nộp hồ sơ lựa chọn bình thường (Regular Decision)). ED là chương trình có khá nhiều rủi ro nên cần cân nhắc kỹ trường đại học bạn chọn. Tốt nhất nên chọn trường dồi dào về tài chính, trợ cấp học bổng cho học sinh quốc tế. Một số trường chia ED thành 2 đợt: ED1 và ED2. Nếu bạn trượt ED của một trường nào đó, bạn vẫn có thể ED2 vào trường mà có lựa chọn nộp hồ sơ này.

Early Action (EA): là chương trình nộp hồ sơ sớm không ràng buộc. Ngoại trừ một số trường như Yale hay Stanford có Restrictive EA (chỉ được EA vào một trường duy nhất), bạn có thể EA nhiều trường một lúc. Lưu ý: khi bạn ED, bạn vẫn có thể EA. Và nếu bạn trúng tuyển EA, bạn có thể chọn không vào học và tiếp tục quá trình apply.

Regular Decision (RD): là chương trình nộp hồ sơ bình thường, có deadline vào đầu hoặc giữa tháng 1. Kết quả thường có vào tháng 3 hoặc đầu tháng 4. Nếu như bạn bị cho vào danh sách đợi (waitling list) – nghĩa là ban xét duyệt hồ sơ còn chưa chắc lắm về việc có chấp nhận bạn hay không, thì kết quả sẽ có vào tháng 5 hoặc 6 tùy vào lượng học sinh còn thiếu.

Quy trình cụ thể

Bước 1: Sau khi đã xác định được trường học, ngành học của mình, học sinh có thể vào trang web của trường dự định học để tiến hành thủ tục ghi danh. Trước hết học sinh cần điền đầy đủ thông tin trên mẫu đơn của nhà trường và gởi mẫu đơn đó về trường để được xem xét (đính kèm bản Photo các chứng từ liên quan đến việc học của học sinh tại Việt Nam như bảng điểm, học bạ cấp 3, các bằng cấp Anh văn, các chứng chỉ và photo sổ ngân hàng của ba, mẹ học sinh với số dư hiện có nhiều hơn số tiền mà học sinh phải đóng cho trường). Sau khi xem xét đơn của học sinh, nhà trường sẽ thông báo kết quả trực tiếp cho học sinh.

Bước 2: Đóng học phí và nộp các giấy tờ cần thiết để nhận I-20. I-20 xác nhận việc đăng ký nhập học và cho phép học sinh bắt đầu làm hồ sơ xin visa du học Mỹ.

Bước 3: Chuẩn bị các giấy tờ để nộp hồ sơ xin visa du học F1

Hồ sơ cá nhân:

– Giấy khai sinh

– Bảng điểm (học bạ)

– Chứng chỉ tiếng Anh (nếu có)

– Hộ chiếu

– Hộ khẩu

– Bằng khen, thành tích….

– Thư mời học: I-20 hoặc DS 2019

– Đơn DS160 — 1 hình 5×5

– Giấy đăng ký kết hôn của Ba mẹ

– Giấy xác nhận của Trường học đã đóng tiền học phí

– Giấy xác nhận mua bảo hiểm (nếu có)

 Hồ sơ tài chính:

– Số tiết kiệm

– Và các bằng chứng về tài sản, bao gồm cả hình ành và các giấy tờ liên quan đến tài chính như: Giấy phép kinh doanh, sổ đỏ…

Lưu ý: Nên sắp xếp hồ sơ sao cho thuận lợi để lấy ra khi Đại sứ quán yêu cầu cung cấp các giấy tờ liên quan. Toàn bộ các giấy tờ đi phỏng vấn đều phải là bản gốc.

Bước 4: Điền đơn xin visa DS160 tại https://ceac.state.gov/genniv/. Sau đó in đơn này ra với thông tin xác nhận về mã hồ sơ.

Bước 5: Đặt lịch hẹn phỏng vấn trên mạng lãnh sự tại

Hà nội: https://evisaforms.state.gov/default.asp?postcode=HAN&appcode=3

TPHCM: https://evisaforms.state.gov/default.asp?postcode=HCM&appcode=3

Bước 6: In lịch hẹn phỏng vấn và mang theo khi đi phỏng vấn và Mua phiếu hẹn phỏng vấn

Bước 7: Đóng phí SEVIS (đối với visa F1 và J1). Phí này sẽ được đóng online bằng thẻ tín dụng tại link: www.fmjfee.com

Lưu ý: In biên nhận phí SEVIS sau khi hoàn tất việc đóng phí

Bước 8: Tham khảo thông tin hướng dẫn cách thức Buổi phỏng vấn tại đây.

Bước 9: Chuẩn bị những thông tin trả lời phỏng vấn

Lưu ý: Địa điểm phỏng vấn.

Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội:

Web: http://vietnam.usembassy.gov/

Điạ chỉ: số 7 Láng Hạ, Hà Nội

Lãnh sự quán Mỹ tại TP Hồ Chí Minh:

Web: http://hochiminh.usconsulate.gov/index.html

Địa chỉ: số 4 Lê Duẩn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

 Kết quả phỏng vấn:

Sau buổi phỏng vấn, học sinh sẽ nhận được thông tin đạt visa hay không, tuy nhiên cũng có những trường hợp đặc biệt Viên chức visa yêu cầu bổ sung các giấy tờ cần thiết khác thì thời gian xét visa sẽ kéo dài hơn. Đối với những trường hợp này, nếu đạt visa, trong vòng 3 ngày visa sẽ được gửi về tới địa chỉ nhà của học sinh.

2. Checklist hồ sơ

Thủ tục  du học Mỹ cho việc xin thư nhập học:
– Đơn đăng ký nhập học (Application Form) do nhà trường cấp
– Kết quả học tập gần nhất
– Bằng cấp ngoại ngữ
– Lệ phí đăng ký (mỗi trường có mức phí đăng ký khác nhau)

Thủ tục du học Mỹ cho việc xin Visa:
– Đơn xin cấp Visa do Đại sứ quán cấp
– Lệ phí xin Visa
– Hộ chiếu, hình theo yêu cầu của Lãnh sự Mỹ
– Thư nhập học của trường ở Mỹ
– Kết quả học tập
– Hồ sơ tài chính
– Các giấy tờ khác tùy theo yêu cầu của Lãnh sự.
– Cuối cùng, và cũng là quan trọng nhất, bạn phải đặt hẹn trên mạng để có một cuộc phỏng vấn khá căng thẳng với vị Lãnh sự Mỹ

3. Mẫu thư DS – 2019 và I-20

Mẫu đơn DS-2019 do các SDO/SEVIS thiết lập cho các du học sinh/ngoại kiều, được dùng như là một giấy chứng minh đi kèm với hộ chiếu J1, với đầy đủ chi tiết về lý do được cấp chiếu khán không di dân loại J1, thời gian học tập, đào tào, huấn nghệ, huấn luyện tại Mỹ…

I-20

Mẫu I-20 là giấy chứng nhận của trường đại học bạn xin nhập học gởi cho Sở Di trú Chính phủ Mỹ hoặc Tòa Lãnh sự Mỹ, trong đó chứng nhận một số sự kiện gồm cả việc bạn được công nhận là sinh viên của trường họ và đã được chấp thuận vào học cho đến cuối chương trình và sẽ theo học với tư cách toàn phần (full time) mỗi khoá học hằng năm. Mẫu I-20 là một đòi hỏi tất yếu và là một phần của hồ sơ xin Visa. Mẫu I-20 phải đi cùng với Visa, nếu chỉ để I-20 riêng một mình thì giá trị của nó cũng không còn. Đặc biệt, mẫu I-20 phải đi cùng với mẫu Di trú I-94 khi bạn vào nước Mỹ


Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn visa Mỹ 

Câu hỏi chung

  1. Good morning! Please introduce yourself! (Xin chao buổi sáng! Hãy tự giới thiệu bản thân của bạn!)
  2. What’s your name? Why are you here today? (Tên của bạn là gì?Tại sao bạn lại ở đây hôm nay?)
  3. How old are you? What’s your job? (Bạn được bao nhiêu tuổi?Công việc của bạn là gì?)
  4. What are your hobbies? (Sở thích của bạn?)
  5. Do you like traveling? Have you ever been abroad? (Bạn có thích du lịch không?Bạn có bao giờ đi ra nước ngoài chưa?)
  6. Have you ever lived away from your parents? (Bạn có bao giờ sống xa cha mẹ hay không?)
  7. Do you have any friend? How many friends do you have? (Bạn có người bạn nào không?Bạn có bao nhiêu người bạn?)
  8. What do you often do at free time? (Bạn thường làm gì lúc rãnh rỗi?)
  9. Do you like sports? Which kind of sport do you like best? ( Bạn có thích chơi thể thao không? Môn thể thao nào bạn yêu thích nhất?)
  10. Have you ever been granted a US visa? (Bạn có bao giờ được cấp Visa đi Mỹ hay chưa?)
  11. Have you ever been rejected a US Visa? (Bạn có bao giờ bị từ chối Visa đi Mỹ hay chưa?)
  12. Tell me something about your country! (Hãy kể cho tôi nghe vài điều về đất nước bạn!)

Thông tin gia đình.

  1. What’s your fathers name? What’s your mother’s name? (Tên cha của bạn?Tên mẹ của bạn?)
  2. Do you have any siblings? (Bạn có anh chị em ruột nào không?) If you do have, what is his/her name(s)? (Nếu có, tên của anh/chị/em ruột của bạn là gì?)
  3. How old is your father/ mother? (Ba/mẹ của bạn bao nhiêu tuổi?)
  4. Are you living with your parents? (Bạn có sống chung với ba/mẹ hay không?)
  5. Have your parents/ your siblings traveled abroad? (Cha mẹ/ anh chị em của bạn có bao giờ đi nước ngoài chưa?)
  6. Why don’t your older brother(s)/sister(s) study abroad like you? (Tại sao anh hoặc chị của bạn không học ở nước ngoài như bạn?)

Các câu hỏi về tài chính

  1. What’s your father’s/mother’s job? (Ba mẹ bạn làm nghề gì?)
  2. How much do your parents earn a month? How much is your family monthly income? (Một tháng ba mẹ của bạn kiếm được bao nhiêu tiền?Mổi tháng gia đình bạn kiếm được bao nhiêu tiền?)
  3. Who will pay for your study in the US? (Ai sẽ trang trải chi phí du học tại Mỹ cho bạn?)
  4. How can your parents pay for your study? (Ba mẹ bạn chi trả chi phí cho bạn bằng cách nào?)
  5. Do your parents have a saving book/ banking account? How much? (Ba mẹ bạn có tài khoản ngân hàng hay không?Bao nhiêu?)
  6. How many houses or lands do your parents have? (Ba mẹ có bao nhiêu nhà hay đất?)
  7. Do you parents have a car? (Ba mẹ bạn có xe hơi không?)
  8. How much will your parents give you a month when you live in the US? (Cha mẹ bạn sẽ cho bạn bao nhiêu tiền khi sinh sống ở Mỹ?)

Nếu làm cha mẹ bạn đang làm việc cho một tổ chức cụ thể:

  1. Whom does your father/mother work for? (Ba mẹ bạn làm việc cho tổ chức nào?)
  2. For how long have your parents worked for this company? (Ba mẹ của bạn làm cho công ty này bao lâu rồi?)
  3. Do you know where is your father/mother company? What’s this company address? (Bạn biết nơi ba mẹ bạn làm việc hay không?Địa chỉ nào?)
  4. What are your father/mother’s company products? (Các sản phẩm của công ty ba mẹ bạn là gì?)
  5. Do you know any of your parents colleague? Who is he/she? (Bạn có biết bất kỳ đồng nghiệp nào của ba mẹ bạn hay không?Người đó tên gì?)

Nếu cha mẹ bạn có cơ sở kinh doanh riêng:

  1. Show me your parents’ business lisence certificate! (Hãy đưa cho tôi xem giấy đăng ký kinh doanh của ba mẹ bạn)
  2. How many employees are there in your parents’ company? (Có bao nhiêu nhân công trong cơ sở kinh doanh của ba mẹ bạn?)
  3. How much does this business earn a month? (Mổi tháng cơ sơ kinh doanh này kiếm được bao nhiêu tiền?)
  4. How long have your parents run this business? (Ba mẹ bạn mở cơ sở kinh doanh này bao lâu rồi?)

Nếu cha mẹ bạn có thu nhập từ việc cho thuê nhà:

  1. Show me the renting contracts! (Hãy cho tôi xem các hợp đồng cho thuê nhà!)
  2. Does this house belong to your parents? (Căn nhà này là của ba mẹ bạn à?)
  3. For how long this house has been for rent? (Căn nhà này được cho thuê bao lâu rồi?)
  4. How much do your parents earn a month from the houses for rent? ( Mổi tháng cha mẹ bạn cho thuê nhà được bao nhiêu tiền?)

Nếu cha mẹ bạn có phần hùn vốn trong các công ty khác:

  1. Which company/corporation are your parents the shareholders of? (Ba mẹ bạn có phần hùn vốn trong công ty nào?)
  2. What are the company products? (Sản phẩm của công ty này là gì?)
  3. How much do your parents earn from this company? (Ba mẹ bạn kiếm được bao nhiêu tiền từ công ty này?)
  4. Give me the business license of this company! (Hãy đưa tôi xem giấy đăng ký kinh doanh của công ty này)\

Kết quả học tập tại Việt Nam.

  1. What grade are you studying in? What’s your grade? (Bạn học lớp mấy?)
  2. What’s your school name? (Tên của trường bạn là gì?)
  3. What’s something special about your school? Tell me something about your school? (Trường của bạn có điều gì đặc biệt hay không?Hãy giới thiệu vài điều về trường của bạn?)
  4. How many classes are there in your school? (Trường của bạn có bao nhiêu lớp?)
  5. What subjects are you good/bad at? (Bạn học giỏi/ dở nhất là môn học nào?)
  6. What are your favourite subjects? And why do you like them? (Những môn học nào bạn yêu thích nhất?Tại sao bạn thích chúng?)
  7. What do you often do after school? (Sau giờ học bạn thường làm gì?)
  8. Who is your favourite teacher? (Ai là người thầy mà bạn yêu thích nhất?)
  9. What’s your principle’s name? (Tên hiệu trưởng trường của bạn là gì?)

Kế hoạch học tập của bạn tại Mỹ:

  1. What is the purpose of your trip? (Mục tiêu của chuyến đi của bạn là gì?)
  2. Why do you choose US to study? ( Tại sao bạn chọn học tại Mỹ?)
  3. Why don’t you choose another country to study? (Tại sao bạn không chọn học tại một quốc gia khác?)
  4. Why don’t you choose another school to study? (Tại sao bạn lại không chọn học tại một trường khác?)
  5. What make you choose this state to study? (Điều gì khiến bạn chọn tiểu bang này để học?)
  6. What school will you enrol in the US? (Bạn sẽ học tại trường nào khi đến Mỹ?)
  7. What city will you arrive in? Tell me something about the city that you will live in the US? (Bạn sẽ đến thành phố nào? Hãy kể cho tôi nghe vài điều bạn biết về thành phố này?)
  1. Where is your school located? Why do you choose this state to study at? What do you know about the state? (Trường của bạn tọa lạc ở đâu? Tại sao bạn chọn học ở tiểu bang này? Bạn biết gì về tiểu bang này?)
  2. If you are provided a choice, where do you want to come? (nếu bạn được cho một sự lựa chọn, nơi nào bạn muốn đến?)
  3. What is the address of your school? (Địa chỉ trường của bạn?)
  4. Tell me something about your school? (Hãy kể cho tôi nghe một vài điều về trường của bạn?)
  5. Is your school a public or a private school? (Trường của bạn là trường công hay trường tư?)
  6. How can you know about this school? ( Làm sao bạn biết đến trường này?)
  7. How can you get the I-20/DS-2019? How did you complete the admission form? (Làm sao bạn có thể xin được giấy I-20/DS-2019?Bằng cách nào mà bạn có thể hoàn tất thủ tục xin nhập học?)
  8. Why do you choose the school to study? (Tại sao bạn chọn học tại trường này?)
  9. What grade will you study in the US? (Bạn sẽ học lớp mấy tại Mỹ?)
  10. When will your school start? When is the upcoming intake of your school? (Khi nào trường bạn bắt đầu học?Học kỳ sắp tới của trường bạn học là khi nào?)
  11. What subjects will you study at school? (Bạn sẽ học những môn học nào?)
  12. Is your school religious? (Trường của bạn có đạo nào hay không?)
  13. Do you have to study Bible? (Bạn có phải học kinh thánh hay không?)
  14. Do you have to wear uniform? (Bạn có phải mặc đồng phục hay không?)
  15. How long do you want to study in the US? (Bạn muốn học ở Mỹ bao lâu?)
  16. What will you study in the US? (Bạn sẽ học gì ở Mỹ?)
  17. What will you major in when you study university? (Chuyên ngành bạn chọn ở đại học sẽ là gì?)
  18. Why do you choose that major? (Tại sao bạn lại chọn chuyên ngành này?)
  19. What degree will you get after your graduation? (Bạn sẽ nhận được học vị gì khi tốt nghiệp?)
  20. What is this program fee? (Phí của chương trình này là bao nhiêu?)
  21. What is the tuition fee? (Học phí của bạn là bao nhiêu?)
  22. Have you bought insurance? (Bạn đã mua bảo hiểm hay chưa?)
  23. Have you paid the program fee? By what way?( Bạn đã trả phí chương trình hay chưa? Bạn trả bằng cách nào?)
  1. Where will you live in the US? (Bạn sẽ sinh sống ở đâu khi ở Mỹ?)
  2. With whom will you stay in the US? (Bạn sẽ sinh sống với ai khi ở Mỹ?)
  3. Tell me something about your host family? (Hãy kể cho chúng tôi nghe vài điều về gia đình người Mỹ mà bạn sẽ ở với họ?)
  4. Who will pick you up at the airport upon your arrival? (Ai sẽ đưa đón bạn tại sân bay?)

Các câu hỏi tìm hiểu ý định quay trở về:

  1. Will you return Vietnam when you finish studying? (Bạn sẽ trở về Việt Nam sau khi học xong?)
  2. How can you prove that you will return Vietnam? (Làm sao bạn chứng minh được bạn sẽ trở về Việt Nam?)
  3. What do you want to become after graduation? (Bạn muốn trở nên như thế nào sau khi học xong?)
  4. What will you do after you finish your study in the US? (Bạn sẽ làm gì sau khi học xong?)
  5. How long do you intend to stay in the US after you finish your study? (Bạn có ý định ở Mỹ tiếp bao lâu nữa sau khi tốt nghiệp?)
  6. Do you intend to work in the US? (Bạn có ý định làm việc tại Mỹ hay không?)
  7. If you are offered a good job with high salary, will you agree to work? ( Nếu bạn có được một việc làm tốt với mức lương cao tại Mỹ, bạn có đồng ý ở lại làm không?)

Các câu hỏi thử phản ứng

  1. What make me should grant you a Visa according to you? (Theo bạn điều gì khiến tôi nên cấp Visa cho bạn?)
  2. What will you do if I said that you are not qualified for a Visa? (Bạn sẽ làm gì nếu tôi nói rằng bạn đã xin Visa thất bại?)
  3. Why do you think I should give you a Visa? (Tại sao bạn nghĩ tôi nên cấp Visa cho bạn?)
  4. Have you ever lived away from you parents? What will you do if you miss your parents? (Bạn đã bao giờ sống xa ba mẹ hay chưa?Bạn sẽ làm gì nếu bạn nhớ ba mẹ mình?)
  5. Do you have any friend in the US? If you do have, tell me something about her/him (Bạn có người bạn nào ở Mỹ hay không? Nếu có, hãy kể cho tôi nghe về chị ấy/ anh ấy)
  6. What difficulties do you think you may encounter in the US? (Bạn nghĩ rằng sẽ có khó khăn nào bạn có thể sẽ gặp khi ở Mỹ?)
  7. What is the most memorable event in your life? (Sự kiện đáng nhớ nhất trong đời bạn là gì?
  8. What will you do if your parents ran out the money and could not afford your study well? (Bạn sẽ làm gì nếu cha mẹ bạn hết tiền và không thể tiếp tục lo cho bạn du học?)
  9. Tips phỏng vấn visa thành công

Những câu hỏi được đặt ra trong cuộc phỏng vấn xin visa du học Mỹ

1) Bạn học trường nào?
2) Biết gì về trường này?
3) Hiện nay đang làm gì?

Đương nhiên bạn cần cung cấp cho họ – nhân viên phỏng vấn những thông tin cơ bản về trường mà bạn sẽ tới.Trường đó tên gì?Ở đâu?Có những khó khăn, thuận lợi gì?Và điều quan trọng nhất là vì sao bạn lại lựa chọn trường đó?

Tương tự vậy với câu hỏi số 3, bạn đang làm gì; bạn nên cung cấp cho họ những thông tin như: bạn đang làm gì, làm ở đâu. Nếu ở nhà thì tại sao lại ở nhà, thông thường nếu đang ở nhà thì khi phỏng vấn, người được phỏng vấn hay nói mình đang đi học tiếng Anh để chuẩn bị cho sự nghiệp du học của họ.

Và quan trọng nhất là tại sao bạn lại lựa chọn đi du học mà không tiếp tục công việc hiện tại, và việc du học sẽ giúp ích như thế nào cho kế hoạch trong tương lai của bạn tại Việt Nam.

Thêm một ví dụ nữa cho bạn có một cái nhìn tổng thể về cách trả lời phỏng vấn du học Mỹ. Với câu hỏi sau: kế hoạch du học của bạn như thế nào. Bạn nên cho họ biết cụ thể kế hoạch học tập của bạn tại Mỹ và kế hoạch trở về Việt Nam làm việc của bạn. Ví dụ: tôi dự định học 2 năm đầu ở Glendale Community college để học tiếng Anh và các môn GE (general education), sau đó sẽ transfer sang California State University of Los Angeles để lấy bằng 4 năm (bachelor degree) và Master of Business (MBA).  Sau khi học xong và có bằng MBA tôi sẽ trở về Việt Nam để tiếp quản, điều hành và phát triển công việc kinh doanh của gia đình tôi.

Trên đây chỉ là một vài ví dụ cụ thể.Để đậu phỏng vấn du học Mỹ, bên cạnh hồ sơ tài chính tốt, cái quan trọng nhất vẫn là sự tự tin của bạn khi đi phỏng vấn.Bạn cần chuẩn bị thật tốt những câu hỏi có khả năng xảy ra.Tập trả lời cho nhuần nhuyễn.

–> Đặc biệt cần tránh bị hỏi lại nhiều lần về cùng 1 vấn đề.


Tips hữu ích cho việc xin visa du học Mỹ

  1. Chuẩn bị kỹ 3 câu hỏi: học trường gì, biết gì về trường đó, hiện nay đang làm gì..
    2. Một số câu hỏi lặt vặt về cá nhân: ưu điểm, nhược điểm, sở trường, sở đoản, sở thích..vv
  2. Tìm hiểu sơ qua về văn hóa Mỹ: communication, class culture,…
    4. Tìm hiểu sơ qua về cái bang mà bạn chuẩn bị tới: một vài điều luật cơ bản, vị trí, thời tiết
    5. Nghĩ gì về nước Mỹ
    6. Tại sao chọn Mỹ để du học mà không phải các nước phát triển khác như: Anh, Úc,..
    7. Tại sao bạn chọn ngành học này?
    8. Những khó khăn bạn nghĩ sẽ gặp phải khi ở Mỹ: cú shock văn hóa,…
    9. Bạn đang chuẩn bị (trang bị) những gì để học tốt ở Mỹ : sức khỏe, kiến thức, ngoại ngữ,…
    10. Bạn có người thân ở Mỹ không?( rất quan trọng – cho dù mình có người nhà ở Mỹ thì cũng nên trả lời là KHÔNG vì nó nghĩ mình sang để nhập cư )
    11. Phải chứng minh được là mình sẽ quay trở lại Việt Nam sau khi tốt nghiệp – câu này cực kỳ quan trọng ( câu số 10 và số 11 có liên quan đến nhau đó )

Training bay

1. Hành lý

  • Hành lý xách tay
  • Passport
  • Giấy tờ cá nhân: Giấy phép lái xe, hình chân dung, bằng cấp, bảng điểm… lưu trên email
  • DS 2019 bản chính
  • 1 bộ quần áo khi rủi ro mất hành lý kí gửi
  • Tiền mặt
  • Hành lý kí gửi
  • Quần áo: 1 bộ dạ hội, công sở, đồ mặc nhà, giày dép… Tùy vào sở thích
  • Thức ăn: Mì gói, thức ăn nhanh
  • Đồ dùng cá nhân: chuẩn bị xà phòng sao cho tiện nhất. Không mang quá nhiều
  • Thuốc: chuẩn bị tất cả các loại thuốc liên quan đến bệnh hay gặp phải

2. I – 94

Trên chuyến bay từ nước quá cảnh (Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản,..) qua Mỹ, chúng ta sẽ được phát cái tờ I94, trong I94 ngoài thông tin cá nhân của mình phải điền, còn có Program number, cái này có trên DS 2019, hãy tìm trên đó để điền vào. I94 quan trọng để làm số an sinh xã hội lúc sau, do đó nhớ lưu ý

3. Tìm hiểu về Visa J1

Một thị thực J-1 là một thị thực không di dân được cấp bởi chính phủ Mỹ để trao đổi khách du lịch tham gia chương trình thúc đẩy giao lưu văn hóa, đặc biệt là để có được đào tạo y tế, kinh doanh trong nước Mỹ tất cả các ứng viên phải đáp ứng các tiêu chí đủ điều kiện và được tài trợ bằng một chương trình của chính phủ.

4.Thời hạn của Visa

Với Visa J-1 bạn có thể ở lại Mỹ cho đến cuối chương trình mà bạn tham gia theo quy định của  mẫu DS-2019. Sau khi chương trình J-1 khách kết thúc, người đó có thể vẫn còn ở Hoa Kỳ cho thêm 30 ngày, thường được gọi là một “thời gian ân hạn”, để chuẩn bị cho khởi hành về đất nước.

Sau khi bạn kết thúc chương trình và rời khỏi Hoa Kỳ, nếu muốn tái nhập cảnh vào Hoa Kỳ thì bạn phải đợi 2 năm từ lúc kết thúc chương trình mà bạn tham gia trước đó


KHI ĐẾN MỸ

  • Thông báo về gia đình (có thể mua thẻ gọi điện thoại quốc tế tại sân bay, ko nên đợi đến khi có nhà rồi mới tìm mấy cái store hay gas station để mua vì biết nó có gần nhà đâu), viết email,  sử dụng skype hay face báo cho IDC nữa nhé
  • Tìm cách liên hệ với Human Resource của nhà tuyển dụng nếu họ ko trực tiếp đón mình. Ghi nhớ địa chỉ, tìm bản đồ trước, sau đó xem tuyến xe bus để có thể đến nhà tuyển dụng ngắm nghía trước khi đến ngày Orientation
  • Mua phương tiện đi lại : xe đạp hay nghiên cứu tuyến xe bus/train/subway
  • Lập thẻ ngân hàng, nhớ hỏi loại thẻ đó có thể sử dụng ở đâu, có thể sử dụng khắp nước Mỹ hay chỉ khu vực đó thôi (có mấy cái bank nhỏ quá nên chỉ sử dụng theo khu vực), chọn loại “visa” mà làm để sau này về VN hay đi nước khác thì có thể rút ra. Nhiều nhà tuyển dụng lớn có liên kết sẵn với các ngân hàng để có thể chuyển tiền lương qua thẻ ngân hàng luôn cho ứng viên, vậy các bạn đi hỏi Human Resource cũng tốt. Họ có thể giúp mình làm thẻ cũng như điền thông tin chuyển khoản cho mình, mình nhận lương trực tiếp qua thẻ, tránh nhận pay check vì biết tìm chỗ nào mà rút tiền mặt ra khi cần. Đi siêu thị cũng quẹt thẻ để tiện sử dụng, tránh cầm tiền mặt quá nhiều
  • Tìm kiếm thông tin bảo hiểm dựa vào thông tin mà IDC cung cấp theo DS 2019 để hiểu về cách thức sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, những quyền lợi,….
  • Làm số an sinh xã hội,lưu ý email mà tổ chức sẽ gửi cho các bạn để hướng dẫn, ngoài ra Human Resource cũng sẽ giúp đỡ để điền các form cần thiết. Nhớ chuẩn bị các loại hình nhỏ lớn khi cần.
  • Nhớ là uống bia rượu ở Mỹ là cần ID để chứng minh mình trên 21t, cho nên đi loay quanh chơi, muốn đụng tới bia rượu thì đem theo giấy photo passport khi họ hỏi, cần giảm tối thiểu việc đem passport theo, mất là điên luôn đấy.

KHI BỊ MẤT GIẤY TỜ QUAN TRỌNG

  • DS 2019 : nếu bạn mấy DS, hãy gọi cho tổ chức bảo trợ của mình trong giờ hành chính để lấy DS thay thế (sẽ bị tính phí)
  • Hộ chiếu và  J1 visa : liên hệ với văn phòng Đại sứ quán hay lãnh sự quán Việt Nam tại Hoa Kỳ,, phần visa thì không thể cấp lại cho bạn , tuy nhiên vì bạn đã đến được Mỹ thì việc đó không quan trọng, nếu cần thì tổ chức bảo trợ của bạn có thể viết 1 lá thư giới thiệu để xác nhận việc bạn tham gia chương trình. Việc photo từ bản chính thật sự cần thiết vào những lúc này .
  • Embassy of Vietnam: 1233 20th St NW, Suite 400 – Washington, DC 20036 – tel. 202.861.0737 – fax 202.861.0917info@vietnamembassy.usvnconsular@vietnamembassy.us
  • I 94 : nếu bạn mất tờ giấy này trước khi làm số an sinh xã hội thì thật là phiền phức. Xin lại I 94 tại U.S.CIS khoảng 8 tuần và mất $320. Dĩ nhiên tiếp sau đó là bạn lại phải tiếp tục đợi để làm số an sinh xã hội. Việc mang tiền theo sẽ giúp bạn chi trả việc sinh hoạt khi bạn làm việc mà chưa được nhận lương do chưa có số an sinh xã hội
  • Số an sinh xã hội : liên hệ văn phòng trực tiếp bằng số 1-800-772-1213 hay xem trang ssa.gov để yêu cầu bản thay thế .
  • Sau thời gian bạn làm việc, bạn có khoảng 30 ngày để đi dụ lịch quanh nước Mỹ, bạn không được phép làm việc,  trong thời gian này. Bạn hãy tính toán hành trình của mình trước khi rời Việt Nam để tiết kiệm thời gian và tiền vé.

KHI BỊ BẮT GIAM

  • Nếu bạn có hành vi phạm pháp và bị bắt giữ (dù cho là bị oan) thì cách tốt giữ hãy nói chuyện với một luật sư trước khi trả lời bất cứ câu hỏi nào liên quan đến chi phí. Bạn nên hỏi văn phòng cảnh sát hay viên chức lãnh sự Việt Nam về những dịch vụ giá rẻ hay miễn phí trong khu vực. Thuê luật sư thường sẽ mắc. Mỗi bang có mỗi luật khác nhau. Tổ chức bảo trợ của bạn sẽ giúp bạn và liên hệ với những nơi cần thiết
  • Bạn có thể nói chuyện với thông dịch viên .
  • Khi bạn bị bắt, bạn được phép gọi 1 cuộc gọi. Hãy gọi cho tổ chức bảo trợ của bạn ngay lập tức. Nhớ cung cấp thông tin về bang, thành phố, khu vực bạn ở và mức phí bạn phải đóng

THÔNG TIN LIÊN LẠC KHẨN CẤP

  • TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP GỌI : 911
  • HƯỚNG DẪN VỀ THÔNG TIN  GỌI : 411 (khi bạn tìm số điện thoại của người mà bạn biết địa chỉ, tên ở Mỹ): sẽ bị tính phí
  • CÁC SỐ CÓ ĐẦU SỐ BẮT ĐẦU BẰNG 1 800, 1 866, 1 877, 1 888 ĐƯỢC GỌI MIỄN PHÍ
  • GỌI ĐIỆN CHO TỔ CHỨC BẢO TRỢ VÀO GIỜ HÀNH CHÍNH, NẾU NGUY CẤP THÌ GỌI THEO SỐ MÀ HỌ QUY ĐỊNH HOẠT ĐỘNG 24/24 .
  • Số điện thoại ở Mỹ có hình thức như sau :

1 (mã đất nước) – (mã bang) – số điện thoại (7 số)

Ví dụ: 1- 513- 256 2658


  • Những trang web hữu ích

http://www.lonelyplanet.com

http://www.letsgo.com

http://www.budgettravel.com

http://www.roughguides.com

http://www.insiders.com

http://www.citysearch.com

http://travel.yahoo.com

http://www.newyorkairports.com

http://www.nps.gov

http://www/frommers.com

www.orbitz.com

www.cheaptickets.com

www.hotwire.com

www.jetblue.com

www.greyhound.com

www.amtrak.com

www.trekamerica.com

www.statravel.com

www.carrentalexpress.com

www.carrentals.com

www.dolar.com

www.budget.com

  • Những trang sách hướng dẫn du lịch

www.4travelguides.com

www.insiders.com

www.amazon.com

TNG QUÁT

www.westernunion.com

www.statravel.com

  • NHÀ Ở

Motel:

www.motels.com

www.super8.com

www.usa-lodging.com

Hotel:

www.orbitz.com

www.travelocity.com

Phòng ngủ và ăn sáng:

www.innsandouts.com

  • Vị trí những campus

www.campsites411.com

www.koakampgrounds.com

www.acacamps.org

Khá hữu ích là trang : http://www.craigslist.org

  • Book vé máy bay trên mạng

www.orbitz.com

www.cheaptickets.com

www.hotwire.com

www.jetblue.com

  • Xe buýt

www.greyhound.com

(1-800-229-9424)

  • Tàu xe

www.amtrak.com

(1-800-872-7245)

Đặt tour www.trekamerica.com