Tổng quan du học Mỹ cung cấp cho bạn những kiến thức chung về Mỹ như: kinh tế, văn hóa, giáo dục, học bổng, lộ trình học tập tại Mỹ,… để quý phụ huynh và các bạn học sinh có kiến thức tổng quan khi muốn tìm cơ hội học tập tại Hoa Kỳ.

Tổng quan du học Mỹ – vị trí địa lý

 

Thủ đô: Washington, D.C

Thành phố lớn nhất: New York (NY), Los Angeles (CA), Chicago (IL), Houston (TX) , Philadelphia (PA).

Có 50 tiểu bang: nhỏ nhất là Rhode Island, lớn nhất là Alaska. Tuy nhiên, Alaska lại có ít dân cư nhất và 14 vùng lãnh thổ hay còn gọi là vùng quốc hải rải rác trong biển Caribe và Thái Bình Dương.

Diện tích: 9.562.067km2, đứng thứ 4 trên thế giới sau Nga, Canada và Trung Quốc

Ngôn ngữ chính thức: tiếng Anh Mỹ

Múi giờ: sau Việt Nam từ 11 – 16 tiếng, phụ thuộc vào vị trí địa lý và mùa

Khí hậu đa dạng: Khí hậu ôn hòa có ở đa số các vùng, khí hậu nhiệt đới ở Hawaii và miền nam Florida, khí hậu đại dương ôn hòa ở Alaska, khí hậu Địa trung hải ở miền tây Hoa Kỳ như California, Oregon, Washington. Miền Đông bắc Hoa Kỳ bao gồm các tiểu bang như Massachusetts, Connecticut, New York,…cps 4 mùa rõ rệt

Dân số: 342.025.896 (2024)

Tổng quan du học Mỹ – vì sao Mỹ luôn là lựa chọn được ưu tiên hàng đầu

Hệ thống giáo dục Mỹ uy tín và chất lượng hàng đầu thế giới, được công nhận qua bảng xếp hạng các trường Đại học trên toàn cầu.  Theo Time Higher Education World University Ranking 2019  Mỹ có tới 15/20 trường Top trong số 1.250 trường đại học từ khăp nới trên thế giới

Chương trình học tập đa dạng và linh hoạt, phù hợp với mọi nhu cầu và đối tượng học sinh. Với hơn 4.600 trường cao đẳng và đại học, Mỹ là quốc gia duy nhất co shown 200.000 chương trình đào tạo. Hệ thống tín chỉ linh động, cho phép tự học và chuyển tín chỉ sang các trường khác khi có nhu cầu.

Du học sinh có cơ hội trải nghiệm nền văn hóa đặc trưng “kiểu Mỹ”. Mỹ là quốc gia đa văn hóa, đa chủng tộc và cũng là nơi hội tụ nền văn minh toàn cầu. Điefu này tạo nên một xã hội muôn  màu, năng động, nhiều trải nghiệm cho du học sinh quốc tế khi chọn Mỹ là quốc gia du học.

Dịch vụ hỗ tợ du học sinh quốc tế tốt. Hầu hết các trường ở Mỹ đều cung cấp dịch vụ nhà ở, tình trạng visa, cơ hội nghề nghiệp. Mỹ cũng là một trong những quốc gia có nhiều học bổng và hỗ trợ tài chính cho học sinh lên đến 100% học phí và thậm chí cả sinh hoạt phí

Hệ thống giáo dục Mỹ luôn được biết đến là một trong những hệ thống giáo dục chất lượng hàng đầu được cả thế giới công nhận, vì thế Mỹ được coi là điểm đến du học của hàng triệu du học sinh trên toàn thế giới hướng tới mỗi năm. Vậy hệ thống giáo dục Mỹ có gì nổi bật? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để cùng khám phá nhé.


Hệ thống giáo dục Mỹ theo các bậc đào tạo

1. Giáo dục Mỹ bậc Tiểu học

Trẻ em đang trong độ tuổi từ 5 – 6 tuổi ở hầu hết các tỉnh bang tại Mỹ bắt buộc phải tham gia học tập chương trình Tiểu học.

– Thời gian học

Thời gian học của bậc Tiểu học tại Mỹ thường kéo dài trong khoảng tầm 5 – 6 năm. Năm đầu tiên (còn được gọi là mẫu giáo) bắt đầu ở độ tuổi khoảng 5 – 6 tuổi, những năm tiếp theo sẽ đánh số theo các bậc học như lớp 1, lớp 2….. Hầu hết học sinh tại Mỹ thường kết thúc chương trình giáo dục bậc Tiểu học ở độ tuổi 11.

– Chương trình học

Trẻ em ở bậc Tiểu học thường được giảng dạy bởi một giáo viên duy nhất trong một lớp học. Giáo dục Tiểu học ở Mỹ thường tập trung vào các kiến thức cơ bản, giúp các em phát triển các kỹ năng viết và toán, đọc, tư duy phản biện, chú trọng việc phát triển các kỹ năng giao tiếp xã hội và điều chỉnh hành vi giúp các em có chuẩn bị hành trang sẵn sàng vào đời.

– Đánh giá kết quả

Khác với Việt Nam, học sinh bậc Tiểu học ở Mỹ chỉ được đánh giá khả năng, trình độ học vấn qua thang điểm từ A – F từ lớp 3 để so sánh xếp hạng của trường với các trường khác. Ngoài ra, học sinh Tiểu học tại Mỹ sẽ không nhận được bằng cấp (diploma) cho sau khi hoàn thành chương trình học.

– Điểm khác biệt với giáo dục Việt Nam

Tại Mỹ, tất cả các môn học chỉ cần một giáo viên giảng dạy, còn tại Việt Nam, mỗi lớp học sẽ có 1 giáo viên chủ nhiệm phụ trách quản lý cả lớp học và dạy các môn chính như Toán, Tiếng Việt, Khoa học,… còn một số môn học chuyên như Tiếng Anh, Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật,… sẽ có giáo viên bộ môn chịu trách nhiệm giảng dạy.

Thêm vào đó, học sinh tại Mỹ còn có thể học tập tại nhà và sẽ không có bằng cấp, còn học sinh Việt Nam bắt buộc phải đi học tại trường và sẽ có bằng Hoàn thành chương trình Tiểu học.

2. Giáo dục Mỹ bậc Trung học

– Thời gian học

Bậc Trung học tại Mỹ được chia làm 2 giai đoạn: Middle High School (Trung học cơ sở) bắt đầu từ lớp 6 đến lớp 8 và High School (Trung học phổ thông) bắt đầu từ lớp 9 đến lớp 12.

– Chương trình học

Khi tham gia chương trình giáo dục bậc Trung học, học sinh sẽ được tự do lựa chọn những môn học mình thích, bao gồm Các môn học bắt buộc (Required/core classes) và Các môn học tự chọn (Elective courses).

Các môn học bắt buộc: Văn học (English/Literature), Toán học (Mathematics), Vật lý (Physical), Khoa học (Science),…

Các môn tự chọn: Giáo dục thể chất (Physical Education), Ngoại ngữ (Foreign Language), Tin học (Computer), Nghệ thuật (Art),…

Học sinh còn có thể đăng ký học các chương trình xếp lớp nâng cao (AP – Advanced Placement) có chương trình giảng dạy tương đương với các lớp cơ bản của chương trình năm nhất Đại học. Học sinh sẽ được giảm số tín chỉ trong chương trình học năm nhất khi đạt đủ số điểm yêu cầu cho môn AP tương ứng.

– Đánh giá kết quả

Các trường sẽ đánh giá năng lực học tập của học sinh thông qua thang điểm GPA – thang điểm 4.0. Điểm được tính bằng tổng điểm trung bình tất cả các môn học chia cho số lớp hoặc số tín chỉ bạn đang học.

– Lịch học

Học sinh Trung học được tự do đăng ký các môn học nên lịch học cũng sẽ linh hoạt, tùy theo thời gian học của từng môn, giúp học sinh có thể tự sắp xếp một thời khóa biểu phù hợp. Chính vì thế, trừ khi đăng ký các môn học tự chọn hoàn toàn giống nhau thì dù có chung lớp, các bạn vẫn rất khó để có thời khóa biểu trùng nhau 100%.

3. Giáo dục Mỹ bậc Đại học

Sinh viên thường dành khoảng thời gian 4 năm học tập để lấy bằng Cử nhân tại các trường Đại học ở Mỹ.

– Các mô hình trường học phổ biến bậc Đại học

Hệ thống giáo dục bậc Đại học của Mỹ hiện nay có 5 mô hình trường học phổ biến. Bạn có thể tham khảo bảng dưới đây:

  • Trường dạy nghề (Vocational/Technical School): 2 – 3 năm – Trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên sâu vào một lĩnh vực nhất định. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ được nhận giấy chứng nhận hoặc bằng Cao đẳng.
  • Cao đẳng Cộng đồng (Community College): 2 năm. Sinh viên có thể theo học các lớp tiếng Anh để tập làm quen với những khác biệt trong hệ thống giáo dục Mỹ. Sau khi hoàn thành chương trình sinh viên có thể lấy bằng Associate of Arts (AA) và chuyển tiếp thẳng lên các trường Đại học.
  • Đại học Công lập (Public University): 4 năm. Đa dạng về ngành học, môi trường học tập thực tế, cơ sở vật chất hiện đại, tiên tiến. Các hoạt động ngoại khóa sôi nổi, chương trình du học trao đổi tại các trường đại học đối tác trên thế giới.
  • Đại học Tư thục (Private University): 4 năm. Ngành học chuyên sâu hơn, cơ sở vật chất được trang bị tối tân nhất đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên. Tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, trao đổi sinh viên.
  • Giáo dục Mỹ bậc Thạc sĩ: 1 – 2 năm. Sinh viên phải lên lớp tham gia thực hiện các bài tập nhóm, viết tiểu luận và luận văn. Sau khi học xong, sinh viên có thể đi làm ngay. Để có thể theo học chương trình Thạc sĩ tại Mỹ, sinh viên phải tốt nghiệp Đại học và phải đạt các bài kiểm tra đầu vào như:
    • Đối với các trường đào tạo chuyên ngành Y: cần phải có chứng chỉ MCAT (Medical College Admission Test).
    • Đối với các trường đào tạo chuyên ngành Luật: cần phải có chứng chỉ LSAT (Law School Admission Test).
    • Đối với các trường đào tạo chuyên ngành Kinh doanh, quản lý hoặc các lĩnh vực khác: phải có điểm thi GRE (Graduate Record Examination) hoặc GMAT (Graduate Management Admission Test).

5. Giáo dục Mỹ bậc Tiến sĩ: 3 – 6 năm, tùy theo từng chuyên ngành. Để có thể học Tiến sĩ, sinh viên phải có bằng Thạc sĩ của ngành học liên quan. Viết một đề cương nghiên cứu, vạch rõ kế hoạch tìm hiểu dựa trên bối cảnh những nghiên cứu trước đây. Nếu không có bằng Thạc sĩ, bạn phải đạt điểm xuất sắc trong 2 năm học cuối ở chương trình Cử nhân (Có thể nộp thêm các sản phẩm nghiên cứu của bạn để chứng minh). Đạt điểm GMAT hoặc GRE cao. Điểm IELTS tối thiểu 6.5 – 7.5, giao tiếp tốt. Thư giới thiệu từ các giáo sư. Chứng minh tài chính và chuẩn bị tối thiểu 20.000 USD/năm. Các chương trình học:

    • Trong 1,5 – 2 năm đầu, sinh viên phải theo học một số tín chỉ bắt buộc trên lớp (coursework). Các lớp học này có thể được tổ chức riêng cho nghiên cứu sinh hoặc chung với sinh viên học bậc Thạc sĩ
    • Phải học tất cả những môn tương tự bậc Thạc sĩ nhưng ở mức độ chuyên sâu hơn và phải làm bài thi chất lượng để kiểm tra kiến thức chuyên ngành khi kết thúc giai đoạn.
    • Sau khi vượt qua bài thi, mới được chuyển qua giai đoạn nghiên cứu và làm luận án

Hệ thống giáo dục Mỹ với 5 điểm nổi bật

1. Đề cao sự tự do và tôn trọng tự do cá nhân

Tại Mỹ, các học viên có quyền tự do lựa chọn theo học những gì mà mình yêu thích và được chủ động lựa chọn, sắp xếp các lớp học sao cho phù hợp với lịch của mình nhất. Học viên có quyền nêu lên các quan điểm cá nhân, được thỏa sức sáng tạo vì điều này sẽ mang lại rất nhiều hứng thú học tập, kích thích sự phát triển của bản thân mỗi người.

2. Môi trường giáo dục Mỹ thân thiện – cởi mở

Mỹ là một quốc gia đa văn hóa, người Mỹ lại rất hiếu khách, gần gũi, cởi mở và ham học hỏi. Những đặc điểm tính cách nổi bật này được nhiều du học sinh áp dụng khi trở về nước. Cũng nhờ những nét tính cách này, các sinh viên có thể học tập và nghiên cứu trong môi trường giáo dục Mỹ thực tế, năng động và chất lượng.

3. Chương trình đào tạo chất lượng cao

Mỹ luôn nằm trong top những quốc gia có chất lượng đào tạo, giảng dạy hàng đầu thế giới. Các trường luôn có đội ngũ những giảng viên, giáo sư giàu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao. Học sinh, sinh viên nơi đây có thể được thử sức với tất cả mọi ngành nghề.

Mỹ cũng là nơi hội tụ nhiều trường Đại học chất lượng hàng đầu. Có 5/10 trường của Mỹ lọt top 10 các trường Đại học tốt nhất thế giới (Theo QS World University Rankings 2022). Đây là một con số cực kỳ lớn.

4. Phương pháp giáo dục Mỹ chủ động và thực tế

Học sinh, sinh viên học tập tại Mỹ sẽ được tạo cơ hội trải nghiệm thực tế, không nhồi nhét quá nhiều kiến thức lý thuyết. Giữa giảng viên và sinh viên trao đổi thông tin với nhau rất bình đẳng, tự do, thoải mái. Các giảng viên luôn luôn khuyến khích học sinh, sinh viên đưa ra các quan điểm cá nhân, nhằm nâng cao khả năng phản biện, tư duy sáng tạo của mỗi người.

5. Định hướng giáo dục Mỹ từ bậc Tiểu học

Giáo dục Mỹ trang bị cho trẻ em những kiến thức nền tảng, các kỹ năng mềm ngay từ khi bắt đầu học Tiểu học nhằm giúp các em học sinh có được nền tảng vững chắc để sẵn sàng bước tiếp trên con đường học tập rộng mở trong tương lai.


Tìm hiểu điều kiện du học Mỹ theo từng bậc học dựa theo hệ thống giáo dục Mỹ

1 – Điều kiện du học Mỹ bậc Trung học

  • Học sinh từ lớp 7 trở lên.
  • GPA những năm gần nhất đạt điểm số từ 6.5 trở lên (một số trường có thể xét điểm Toán và điểm tiếng Anh).
  • Đối với lứa tuổi Trung học trở xuống, không yêu cầu chứng chỉ IELTS, TOEFL mà chỉ cần vượt qua bài kiểm tra tiếng Anh đầu vào của trường hoặc bài thi ELTS

2 – Điều kiện du học Mỹ bậc Đại học

  • Ít nhất 2 năm học trung học ở Mỹ để lấy bằng tốt nghiệp THPT.
  • Nếu chưa học đủ 2 năm, bạn có thể học chương trình Dự bị để có thể vào các trường Đại học ở Mỹ.
  • Nếu bạn đủ điều kiện tốt nghiệp THPT ở Mỹ, bạn cần có bằng SAT hoặc tham gia kỳ thi chuẩn hóa AP để xét tuyển vào các trường đại học tại Mỹ.

3 – Điều kiện du học Mỹ bậc sau Đại học

  • Có bằng cử nhân Đại học tại đất nước của mình (có thể là 3 hoặc 4 năm).
  • GPA toàn khóa đạt điểm số 7.0/10 hoặc 3.2/4.0.
  • IELTS đạt 6.0 – 6.5 hoặc TOEFL đạt 550.
  • Thư giới thiệu của giáo sư hoặc những người có chức vụ cao trong trường
  • Portfolio, luận văn hoặc kinh nghiệm tương ứng nếu học những ngành đặc thù liên quan đến kỹ thuật.
  • Chứng chỉ GMAT/GRE để giành học bổng.

Bằng cấp và học phí tương ứng:

Trung học phổ thông lớp 9 – lớp 12: 18.000 – 70.000$

Trường ngôn ngữ tiếng anh: 8.000 – 15.000$

Cao đẳng: Tiếng anh – 12.000 – 25.000$, cao đẳng – 8.000 – 26.000$

Đại học: 15.000 – 55.000$

Thạc sĩ: 13.000 – 45.000$

Các khoản phí khác ngoài học phí:

Bên cạnh học phí thì bạn cũng phải đóng các khoản chi phí khác bao gồm:

  • Chi phí đồng phục 500 – 1.000 USD/ năm (thường học sinh học THPT phải đóng khoản phí này).
  • Chi phí bảo hiểm y tế giao động từ 300 – 600 USD/ năm (đây là khoản phí bắt buộc).
  • Chi phí dành cho sách vở và dụng cụ học tập từ 600 – 1.000 USD/ năm.
  • Chi phí dành cho ktx hoặc homestay: từ 10.000 – 12.000 USD/ năm.
  • Nếu học sinh dưới 18 tuổi còn phải đóng phí giám hộ từ 500 – 800 USD/ năm.

Các học bổng hấp dẫn:

  • Học bổng 100% chương trình trao đổi văn hóa THPT Mỹ. Học bổng bao gồm cả học phí và chi phí sinh hoạt tại Mỹ
  • HỌC BỔNG MỸ $25,000 USD TỪ HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ NEW JERSEY (NJIT)
  • HỌC BỔNG LÊN ĐẾN 12,000$ CHO THẠC SỸ BUSINESS ANALYTICS TRƯỜNG UNIVERSITY OF THE PACIFIC
  • MERCER UNIVERSITY (MER), MỸ LẦN ĐẦU HỖ TRỢ HỌC BỔNG KHỦNG LÊN ĐẾN $60,000…

Tổng quan du học Mỹ – Yêu cầu tuyển sinh:

Trung học phổ thông lớp 9 – lớp 12:

  • Học lực trung bình khá trở lên
  • Các chứng chỉ tiếng anh như: Toefl, SAT, iBT, Junior, IELTS,…

Trường ngôn ngữ tiếng anh dự bị:

  • Học lực trung bình khá trở lên
  • Các chứng chỉ tiếng anh như: Toefl, SAT, iBT, Junior, IELTS,…

Cao đẳng cộng đồng:

  • Tiếng anh dự bị (ESL): Các chứng chỉ tiếng anh như: Toefl, IELTS (nếu có) và Học lực trung bình khá trở lên
  • Bằng cao đẳng: Các chứng chỉ tiếng anh tối thiểu 5.5 trở lên, Toefl, iBT 56 trở lên và học lực trung bình khá trở lên

Đại học:

  • Cử nhân:   Các chứng chỉ tiếng anh tối thiểu 6.0 trở lên, Toefl, iBT 61 trở lên, SAT hoặc ACT nếu có và học lực khá trở lên
  • Thạc sĩ: Các chứng chỉ tiếng anh tối thiểu 6.5 trở lên (không band nào dưới 6.0), Toefl 79 và Bằng tốt nghiệp đại học khá trở lên và Kinh nghiệm làm việc

CÁC TRƯỜNG ĐẠI DIỆN TIÊU BIỂU

Trường đại học:

  • Princeton University (#1 – Ivy League)
  • Massachusetts Institute of Technology – MIT (#2)
  • Harvard University (#3 – Ivy League)
  • Stanford University (#3)
  • Yale University (#5 – Ivy League)
  • University of Pennsylvania (#6 – Ivy League)
  • California Institute of Technology (#7)
  • Duke University (#7)
  • Brown University (#9 – Ivy League)
  • Johns Hopkins University (#9)
  • Northwestern University (#9)
  • Columbia University (#12 – Ivy League)
  • Cornell University (#12 – Ivy League)
  • University of Chicago (#12)
  • University of California–Berkeley (#15)
  • University of California–Los Angeles (#15)
  • Rice University (#17)
  • Dartmouth College (#18 – Ivy League)
  • Vanderbilt University (#18)
  • University of Notre Dame (#20)

Trường trung học:

  • Trường trung học khoa học và công nghệ Thomas Jefferson
  • Học viện Davidson
  • Trường trung học dự bị đại học Walter Payton
  • Trường Khoa học và Toán học Bắc Carolina
  • Học viện Toán & Khoa học Massachusetts
  • Học viện Quận Bergen
  • Trường dành cho Tài năng & Năng khiếu
  • Trường trung học dự bị đại học Northside
  • Trường trung học Stuyvesant
  • Trường trung học công nghệ cao
  • Trường Khoa học Trung học Bronx
  • Trường trung học Townsend Harris
  • Trường Toán, Khoa học và Công nghệ Gwinnett
  • Học viện Khoa học và Toán học Illinois
  • Trường Khoa học và Toán học của Thống đốc Nam Carolina.

LẬP KẾ HOẠCH DU HỌC MỸ

1. Chọn trường:

Cần xác định rõ ngành nghề bạn yêu thích và khu vực bạn muốn sinh sống, học tập, điều kiện thời tiết, tình hình kinh tế, .. là những yếu tố căn bản ảnh hưởng đến việc chọn tỉnh bang sinh sống của học sinh

Tìm hiểu các trường trong khu vực có ngành nghề phù hợp với mục tiêu học tập, điều kiện và nhu cầu tài chính

2. Nộp hồ sơ cho trường để lấy I – 20

Hồ sơ các trường Mỹ đều yêu cầu giấy tờ cá nhân (hộ chiếu) và giấy tờ học tập (bảng điểm, bằng cấp, chứng chỉ tiếng anh. Tùy vào trường/cấp bậc/chuyên ngành mà bạn có thể cần chuẩn bị thêm các giấy tờ khác (chứng chỉ GMAT, CV, portfolio, thư giới thiệu, thư bày tỏ nguyện vọng du học, giấy tờ tiêm chủng,…

Lệ phí đăng kí cho trường dao động từ 0 – 1.000usd, thường được trả qua thẻ quốc tế hoặc chuyển khoản ngân hàng

Sau thời gian xét duyệt (trung bình 3 – 4 tuần), nếu được nhận vào khóa học bạn sẽ được trường gửi thư mời nhập học (Offer letter) kèm hóa đơn yêu cầu đóng học phí 1 phần hoặc 1 năm

Sau khi hoàn tất việc chuyển tiền, bạn sẽ nhận được I-20 và biên lai xác nhận học phí đã đóng. Hai giấy tờ này cần thiết để bạn tiến hàng phỏng vấn xin visa du học Mỹ. (Lưu ý: một số trường của Mỹ sẽ cấp I-20 luôn mà không cần yêu cầu đóng đặt cọc)

3. Phỏng vấn visa du học Mỹ:

Khi nộp hồ sơ xin visa với đại sứ quán Mỹ, bạn cần đóng 200$ phí SERVIS nếu là sinh viên diện F1/M1, hoạc 180$ nếu là sinh viên diện trao đổi J1. Khi điền đơn xin visa DS-160, bạn nhớ chuẩn bị ảnh cá nhân 5×5 (nền trắng) được chụp trong vòng 6 tháng gần nhất. Sau đó bạn in trang có mã vạch để kèm vào hồ sơ mang đi hỏng vấn. Bạn đặt lịch phỏng vấn và đóng phí visa 160$

Trong buổi phỏng vấn visa, bạn cần mang theo các giấy tờ gốc: I20 có chữ kí, hộ chiếu (còn hạn ít nhất 6 tháng), giấy tờ học tập, form DS-160 có mã vạch, hóa đơn đóng lệ phí SERVIS, hóa đơn đóng lệ phí visa, các giấy tờ tài chính đi kèm…

Sau khi phỏng vấn, nếu bạn được cấp visa, viên chức sẽ hướng dẫn đóng phí cấp visa và lựa chọn cách lấy visa. Trong vòng 30 ngày trước khi nhập học, bạn sẽ được nhận visa và tiến hành các thủ tục cần thiết để lên đường nhập học.  Nếu bạn bị từ chối visa, bạn hãy chuẩn bị lại hồ sơ theo yêu cầu của đại sứ quán và xin phỏng vấn lại.

4. Lên đường nhập học

Sau khi nhận được visa, bạn cần đặt vé bay, xác nhận hình thức đưa đón và ăn ở trước khi tới Mỹ

Đọc các thông tin cần biết và chuẩn bị hành lý phù hợp khi sang Mỹ.

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN TẠI ĐÂY