HỆ THỐNG GIÁO DỤC HÀ LAN
Giáo dục Hà Lan rất đa dạng. Học tiểu học ở Hà Lan cũng phải mất 7 năm, bao gồm cả khoảng thời gian theo học mẫu giáo. Sau khi kết thúc 7 năm học này, các em sẽ chỉ kiểm tra các môn mình đã học và dựa vào kết quả kiểm tra mà quyết định chọn một trường trung học thích hợp.

Bậc giáo dục trung học của Hà Lan có 3 mức khác nhau bao gồm hệ 4 năm, 5 năm và 6 năm. Với hệ giáo dục 4 năm và 5 năm, sau khi kết thúc bậc học các em sẽ tiếp tục học tại trường đào tạo kỹ thuật và đào tạo chuyên ngành. Hệ giáo dục 6 năm giúp các em định hướng được các chương trình cũng như phương thức học tập tại giáo dục bậc đại học và cao học. Nhưng dù các em có lựa chọn bậc học nào thì các em cũng phải học các môn giống nhau như: tiếng Hà Lan, tiếng Anh, tiếng Pháp, Đức, Toán cơ bản, Toán học ứng dụng, Kinh tế, Kinh tế doanh nghiệp, Địa lý, lịch sử, Lý, Hoá, Sinh…Trong đó có một số môn học về ngôn ngữ là không bắt buộc, các em có thể hoàn toàn tự nguyện chọn môn học sao cho phù hợp với khả năng, nguyện vọng và sở thích của mình. Học sinh học ở đây được nghỉ 2 buổi một tuần, thi tốt nghiệp từ 7-8 môn. Sinh viên có thể định hướng học tiếp tục học tại trường kỹ thuật, chuyên ngành hoặc đại học.

Chính nhờ ưu điểm định hướng nghề nghiệp tương lai cho học sinh mà tất cả các em đều có việc làm tốt sau khi hoàn thành khoá học của mình.

Hiện nay, Hà Lan có 14 trường đại học, đào tạo các chương trình thuộc về nghiên cứu; học xong cấp bằng thạc sỹ và tiến sỹ. Ngoài ra còn có khoảng 41 trường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. Các trường đại học này gọi là Hogescholen chuyên sâu vào áp dụng thực tiến kiến thức đã học, Học xong sinh viên sẽ được cấp bằng cử nhân đồng thời liên kết với các trường nước ngoài để cấp bằng thạc sỹ.

Theo thống kê thì hiện nay Hà Lan có khoảng 601.896 học sinh theo học các trường đại học nghiên cứu và đại học khoa học ứng dụng với hơn 1.455 khoá học bằng giảng dạy hoàn toàn bằng Tiếng Anh dành cho sinh viên quốc tế. Hà Lan là một trong những nước có số sinh viên quốc tế theo học đông nhất Châu âu: khoảng 76.000, một nửa số này là đến từ các nước Châu âu, điều này giúp Hà Lan trở thành quốc gia có nền giáo dục hàng đầu tại Châu âu.

Đặc biệt, giáo dục bậc đại học ở Hà Lan nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ chính phủ bằng việc cấp giảm học phí và học bổng lên đến 75% cho các học sinh xuât sắc học tại Hà Lan. Học sinh cũng có thể tự trả phí cho mình bằng cách đi làm thêm vào các ngày nghỉ với số lượng thời gian nhất định. Ngoài ra nhà nước còn cho phép sinh viên vay tiền có hạn định không phải trả lãi. Sinh viên chỉ phải trả số tiền này khi tốt nghiệp và tìm được việc làm.

giao-duc-trung-hoc-tai-ha-lan

TẠI SAO BẠN CHỌN DU HỌC HÀ LAN?
Hà Lan, đất nước của hoa tulip, cối xay gió và guốc gỗ, hình ảnh đã thu hút khách du lịch hàng trăm nước trên thế giới. Nơi đây còn nổi tiếng với khung cảnh thiên nhiên xanh tươi, thanh bình, và nền kinh tế phát triển bậc nhất Châu Âu.

Ngày nay Hà Lan không chỉ thu hút khách du lịch mà còn là địa điểm hấp dẫn để sinh viên quốc tế đến học tập. Bên cạnh các trường giảng dạy bằng Tiếng Hà Lan, từ hơn 45 năm qua các trường đại học tổng hợp, đại học chuyên ngành cũng như các viện giáo dục quốc tế của Hà Lan còn cung cấp các chương trình giáo dục quốc tế bằng Tiếng Anh với nhiều trình độ khác nhau.

Đến với Hà Lan các bạn sẽ được cảm nhận một môi trường học tập tốt nhất với:
– Chi phí học tập hợp lý
– Chất lượng giáo dục xuất sắc
– Chương trình giảng dạy hoàn toàn bằng Tiếng Anh.
– Kết hợp hoàn hảo giữa lý thuyết và thực hành.
– Môi trường học tập quốc tế
– Sinh viên có cơ hội được học và thực tập tại một quốc gia khác ngoài Hà Lan.
– Các trường rất quan tâm đến sinh viên quốc tế, cung cấp nhà ở, tổ chức các chương trình giới thiệu về văn hoá, đất nước, con người Hà Lan.

Mỗi năm Hà Lan có hai đợt nhập học vào tháng 2 và tháng 9, các chương trình dự bị từ 3 tháng đến 1 năm tuỳ thuộc vào trình độ Tiếng Anh của học sinh. Học đại học là 4 năm, thạc sỹ từ 1- 2 năm tuỳ từng chuyên ngành.

Đến với Hà Lan, bạn sẽ có cơ hội lựa chọn những ngành học phù hợp tại các trường tốt nhất như: Quản trị kinh doanh, Tài chính kế toán, Công nghệ thông tin, Điện/ điện tử, công nghệ sinh học, Môi trường, Quy hoạch đô thị, Du Lịch khách sạn, Khoa học đời sống…